Quan hệ Ấn Độ - ASEAN đầu thế kỉ XXI - nhìn từ vấn đề biển Đông
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 538.76 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Biển Đông là nơi có vị trí vô cùng thuận lợi cho những mối giao thương giữa các nước trong khu vực với thế giới. Tài nguyên thiên nhiên ở đây vô cùng phong phú và quý hiếm như dầu mỏ, băng cháy – nguyên liệu được dự báo có thể phổ biến trong tương lai. Vì thế, ngoài tiềm năng phát triển thì Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa các bên có liên quan. Cả Ấn Độ và ASEAN đều nhận thấy rõ mọi vấn đề đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN đầu thế kỉ XXI - nhìn từ vấn đề biển ĐôngTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN ĐẦU THẾ KỈ XXI - NHÌN TỪ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG LÊ THỊ THIÊN LỘC*, TRƯƠNG ĐÌNH TÝ Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: lethithienloc@gmail.com Tóm tắt: Biển Đông là nơi có vị trí vô cùng thuận lợi cho những mối giao thương giữa các nước trong khu vực với thế giới. Tài nguyên thiên nhiên ở đây vô cùng phong phú và quý hiếm như dầu mỏ, băng cháy – nguyên liệu được dự báo có thể phổ biến trong tương lai. Vì thế, ngoài tiềm năng phát triển thì Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa các bên có liên quan. Cả Ấn Độ và ASEAN đều nhận thấy rõ mọi vấn đề đó. Bởi vậy, quan hệ hợp tác Ấn Độ - ASEAN nhìn từ góc độ Biển Đông được đánh giá sẽ là mối quan hệ mang tính cân bằng về lợi ích và cần thiết để duy trì an ninh tại đây. Từ khóa: Biển Đông, ASEAN, Ấn Độ, UNCLOS.1. MỞ ĐẦU Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam nói đến vùng biển trải rộng từ Singapore đến eobiển Đài Loan và bao phủ khoảng diện tích 3.447.000 km2 trong Thái Bình Dương. Đây là vùngbiển lớn thứ 4 thế giới, rộng gấp 8 lần Biển Đen, gấp 1,2 lần biển Địa Trung Hải, chỉ đứng saubiển Philippines, Biển San Hô và Biển Ả Rập1. Biển Đông chứa nhiều nguồn lực để phát triểnkinh tế, là nơi giao thoa và hình thành các mối quan hệ lâu đời giữa các nước trên thế giới nóichung và giữa Ấn Độ với Đông Nam Á nói riêng. Nơi đây còn có các giá trị lợi ích địa - chiếnlược quan trọng nên Biển Đông trở thành điểm tranh chấp, chạm mặt căng thẳng của nhiều quốcgia có liên quan. Trong những năm vừa qua, với sự gia tăng liên tục các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốcvới các nước Đông Nam Á tại Biển Đông, cùng với sự can dự của nhiều quốc gia trong bốicảnh Trung Quốc ngày càng hành động quyết đoán, bất chấp luật pháp quốc tế, Biển Đông trởthành một trong những vấn đề nổi cộm trong tình hình chính trị - an ninh của khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Là quốc gia có mối liên hệ lịch sử lâu đời với khu vực Đông Nam Á và cónhiều lợi ích liên quan tại đây, Ấn Độ là một trong những cường quốc khu vực quan tâm vàsớm thể hiện lập trường về vấn đề Biển Đông. Ấn Độ được xem là nước là một quốc gia “hiềnhòa” nhất để có thể trở thành một người bạn thân hữu với ASEAN nhằm cùng nhau giải quyếtvấn đề Biển Đông trong hòa bình.2. BIỂN ĐÔNG - NHÌN TỪ LỢI ÍCH CỦA ẤN ĐỘ Nhằm đáp ứng phù hợp tình hình mới khi các quốc gia tuyên bố chủ quyền vùng biển,Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) đã được ban hành vào năm 1982 nhằmthiết lập một trật tự trên biển, tạo sự ổn định, đảm bảo chủ quyền, đảm bảo hoạt động thươngmại trên biển. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Biển Đông khi xung đột tại đâyđược đánh giá là một trong những dạng thức xung đột khu vực khó khăn nhất và có chiều hướnggia tăng căng thẳng [7; tr.202]. Nhìn nhận một cách khách quan, Ấn Độ nằm hoàn toàn ngoài khu vực Biển Đông khi xétvề địa lý tự nhiên, nhưng lại tiếp giáp với Đông Nam Á về phía Đông và có mối liên hệ văn hóa1 Nguồn trích dẫn tại A look at the top issues at Asian security meeting Associated Press, Robin McDowell, July21, 2011. 48KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019gắn bó mật thiết với các quốc gia Đông Nam Á mà Ấn Độ vẫn gọi là Nam Dương. Mặt khác,trong chiến lược phát triển quốc gia từ thập niên 1990 đến nay, Ấn Độ đã xác định Đông NamÁ là khâu đột phá để đảm bảo và gia tăng ảnh hưởng, nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - TháiBình Dương. Do vậy, tham gia giải quyết các vấn đề trong khu vực, trong đó có vấn đề BiểnĐông chứa đựng nhiều lợi ích của Ấn Độ là một tất yếu. Nhằm cụ thể hóa những hoạch địnhvà chiến lược của mình ở Biển Đông thì Ấn Độ sử dụng hai thuật ngữ “láng giềng mở rộng” và“khu vực vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Xét về lợi ích, tầm quan trọng của BiểnĐông đối với Ấn Độ thể hiện ở các khía cạnh căn bản sau: Lợi ích Địa kinh tế: Thứ nhất, đối với Ấn Độ, xét về kinh tế - thương mại, Biển Đông chính là cánh cổng qualại, chiếm gần 55% tổng sản lượng hàng hóa của Ấn Độ được chuyên chở qua eo biển Malaccaở Biển Đông để tiếp tục được đưa tới các thị trường chủ chốt ở Châu Á như Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc và Thái Bình Dương đến Bắc và Nam Mỹ [2; tr.94]. Thứ hai, khi Ấn Độ thựchiện chính sách Hướng Đông, gia tăng dần quan hệ thương mại với các nước Đông Á ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN đầu thế kỉ XXI - nhìn từ vấn đề biển ĐôngTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN ĐẦU THẾ KỈ XXI - NHÌN TỪ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG LÊ THỊ THIÊN LỘC*, TRƯƠNG ĐÌNH TÝ Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: lethithienloc@gmail.com Tóm tắt: Biển Đông là nơi có vị trí vô cùng thuận lợi cho những mối giao thương giữa các nước trong khu vực với thế giới. Tài nguyên thiên nhiên ở đây vô cùng phong phú và quý hiếm như dầu mỏ, băng cháy – nguyên liệu được dự báo có thể phổ biến trong tương lai. Vì thế, ngoài tiềm năng phát triển thì Biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa các bên có liên quan. Cả Ấn Độ và ASEAN đều nhận thấy rõ mọi vấn đề đó. Bởi vậy, quan hệ hợp tác Ấn Độ - ASEAN nhìn từ góc độ Biển Đông được đánh giá sẽ là mối quan hệ mang tính cân bằng về lợi ích và cần thiết để duy trì an ninh tại đây. Từ khóa: Biển Đông, ASEAN, Ấn Độ, UNCLOS.1. MỞ ĐẦU Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam nói đến vùng biển trải rộng từ Singapore đến eobiển Đài Loan và bao phủ khoảng diện tích 3.447.000 km2 trong Thái Bình Dương. Đây là vùngbiển lớn thứ 4 thế giới, rộng gấp 8 lần Biển Đen, gấp 1,2 lần biển Địa Trung Hải, chỉ đứng saubiển Philippines, Biển San Hô và Biển Ả Rập1. Biển Đông chứa nhiều nguồn lực để phát triểnkinh tế, là nơi giao thoa và hình thành các mối quan hệ lâu đời giữa các nước trên thế giới nóichung và giữa Ấn Độ với Đông Nam Á nói riêng. Nơi đây còn có các giá trị lợi ích địa - chiếnlược quan trọng nên Biển Đông trở thành điểm tranh chấp, chạm mặt căng thẳng của nhiều quốcgia có liên quan. Trong những năm vừa qua, với sự gia tăng liên tục các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốcvới các nước Đông Nam Á tại Biển Đông, cùng với sự can dự của nhiều quốc gia trong bốicảnh Trung Quốc ngày càng hành động quyết đoán, bất chấp luật pháp quốc tế, Biển Đông trởthành một trong những vấn đề nổi cộm trong tình hình chính trị - an ninh của khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Là quốc gia có mối liên hệ lịch sử lâu đời với khu vực Đông Nam Á và cónhiều lợi ích liên quan tại đây, Ấn Độ là một trong những cường quốc khu vực quan tâm vàsớm thể hiện lập trường về vấn đề Biển Đông. Ấn Độ được xem là nước là một quốc gia “hiềnhòa” nhất để có thể trở thành một người bạn thân hữu với ASEAN nhằm cùng nhau giải quyếtvấn đề Biển Đông trong hòa bình.2. BIỂN ĐÔNG - NHÌN TỪ LỢI ÍCH CỦA ẤN ĐỘ Nhằm đáp ứng phù hợp tình hình mới khi các quốc gia tuyên bố chủ quyền vùng biển,Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) đã được ban hành vào năm 1982 nhằmthiết lập một trật tự trên biển, tạo sự ổn định, đảm bảo chủ quyền, đảm bảo hoạt động thươngmại trên biển. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Biển Đông khi xung đột tại đâyđược đánh giá là một trong những dạng thức xung đột khu vực khó khăn nhất và có chiều hướnggia tăng căng thẳng [7; tr.202]. Nhìn nhận một cách khách quan, Ấn Độ nằm hoàn toàn ngoài khu vực Biển Đông khi xétvề địa lý tự nhiên, nhưng lại tiếp giáp với Đông Nam Á về phía Đông và có mối liên hệ văn hóa1 Nguồn trích dẫn tại A look at the top issues at Asian security meeting Associated Press, Robin McDowell, July21, 2011. 48KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019gắn bó mật thiết với các quốc gia Đông Nam Á mà Ấn Độ vẫn gọi là Nam Dương. Mặt khác,trong chiến lược phát triển quốc gia từ thập niên 1990 đến nay, Ấn Độ đã xác định Đông NamÁ là khâu đột phá để đảm bảo và gia tăng ảnh hưởng, nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - TháiBình Dương. Do vậy, tham gia giải quyết các vấn đề trong khu vực, trong đó có vấn đề BiểnĐông chứa đựng nhiều lợi ích của Ấn Độ là một tất yếu. Nhằm cụ thể hóa những hoạch địnhvà chiến lược của mình ở Biển Đông thì Ấn Độ sử dụng hai thuật ngữ “láng giềng mở rộng” và“khu vực vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Xét về lợi ích, tầm quan trọng của BiểnĐông đối với Ấn Độ thể hiện ở các khía cạnh căn bản sau: Lợi ích Địa kinh tế: Thứ nhất, đối với Ấn Độ, xét về kinh tế - thương mại, Biển Đông chính là cánh cổng qualại, chiếm gần 55% tổng sản lượng hàng hóa của Ấn Độ được chuyên chở qua eo biển Malaccaở Biển Đông để tiếp tục được đưa tới các thị trường chủ chốt ở Châu Á như Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc và Thái Bình Dương đến Bắc và Nam Mỹ [2; tr.94]. Thứ hai, khi Ấn Độ thựchiện chính sách Hướng Đông, gia tăng dần quan hệ thương mại với các nước Đông Á ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN Địa kinh tế Địa chính trị Chiến lược đối ngoại Ấn Độ - ASEAN Kinh tế biển ĐôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 18 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu của thế kỉ XXI
144 trang 16 0 0 -
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tỉnh Bắc Ninh
8 trang 16 0 0 -
52 trang 14 0 0
-
161 trang 14 0 0
-
Các quy tắc sử dụng sức mạnh tổng hợp quốc gia trong cạnh tranh địa chính trị
8 trang 14 0 0 -
Tác động của xung đột Nga - Ukraine đến Châu Phi
10 trang 14 0 0 -
Nguồn gốc xung đột Nga – Ukraine: Tiếp cận từ góc độ địa chính trị
6 trang 13 0 0 -
Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế- Tranh chấp biển Đông: Phần 2
189 trang 13 0 0 -
Quảng Ninh: Nhận diện các yếu tố hình thành cực tăng trưởng
10 trang 13 0 0