Danh mục

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XXI đến nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.31 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XXI đến nay" trình bày biểu hiện quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ thăng hoa nhất là từ 1995 đến nay (2022), phân tích trên cơ sở những thành tựu quan hệ kinh tế giữa hai nước trong hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XXI đến nay QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM –HOA KỲ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY Nguyễn Thị Kim Ánh1 1. Khoa Sư phạm TÓM TẮT Quan hệ Việt Nam –Hoa kỳ có nhiều thăng trầm vì những vấn đề trong lịch sử ngoại giao giữa hai nước. Sau khi Hoa kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 đến nay (2022), quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có nhiều thành tựu to lớn. Dịch Covid 19 đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã có chương trình phục hồi và phát triển kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài (trong đó có Hoa kỳ)tiếp tục đầu tư ở Việt Nam, từ đó triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa kỳ đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Từ khóa: BTA Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ); PNTR (Quy chế quan hệ thương mại bình thường và vĩnh viễn) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu đã khẳng định vị thế của mình trong khối ASEAN, gia nhập WTO và tiếp tục con đường hội nhập và phát triển đất nước toàn diện. Trong các mối quan hệ đa phương với nhiều nước trên thế giới có lẽ thiết lập quan hệ với Hoa kỳ là khó khăn nhất vì những vấn đề trong lịch sử của hai nước. Điều thú vị và đáng tiếc là trong lịch sử Hoa kỳ và Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để thiết lập quan hệ kinh tế. Hiện nay, quan hệ kinh tế Việt Nam –Hoa kỳ trên cơ sở lợi ích của hai nước đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Biểu hiện quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ thăng hoa nhất là từ 1995 đến nay (2022), được phân tích trên cơ sở những thành tựu quan hệ kinh tế giữa hai nước trong hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp lịch sử nghiên cứu mối quan hệ kinh tế Việt nam-Hoa kỳ qua góc nhìn lịch sử từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI, sử dụng nguồn tư liệu thành văn để phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá mối quan hệ kinh tế giữa hai nước qua hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. Trình bày các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian (phương pháp logic). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bài viết góp phần tư liệu cho sinh viên Chương trình Quốc tế học của trường đại học Thủ Dầu Một; Sinh viên Chương trình Sư phạm lịch sử tham khảo để vận dụng giảng dạy chủ đề 572 “Nước Mỹ” theo phương pháp tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các chủ đề lịch sử thế giới là cập nhật tình hình thế giới đến hiện nay (2022) và kết nối tri thức với cuộc sống.Các giáo sinh khi dạy về chủ đề nước Mỹ sẽ kết nối nội môn (lịch sử Thế giới và lịch sử Việt Nam) cụ thể là phân tích mối quan hệ kinh tế-văn hóa của nước Mỹ với Việt Nam hiện nay 3.1.Sơ lược lịch sử quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX Nhìn dưới góc độ lịch sử, quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ có quá trình lâu dài và khá nhiều thăng trầm.Vậy Hoa kỳ đã bắt đầu muốn thiết lập quan hệ buôn bán với Việt Nam khi nào?Vì sao hai nước đều bỏ lỡ cơ hội? Trước khi trình bày những giai đoạn quan hệ kinh tế hai nước phát triển và gặt hái nhiều thành tựu, tác giả sơ lược lịch sử quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ từ thế cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX (đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995). Trong lịch sử, Việt Nam và Hoa kỳ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thiết lập quan hệ kinh tế giữa hai nước:Năm 1802, công ty Crowninshield of Salem, Massachusetts đã phái một chiếc tàu mang tên Fame đến Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng mới là đường và cà phê nhưng không vào cảng được. Sau đó một vài tàu đến nhưng không buôn bán mấy vì chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn. Đến đầu thập niên 30 của thế kỷ XIX , Hoa kỳ có tàu Peacok đến Việt Nam năm 1932 mang theo : “Quốc thư của Tổng thống Hoa kỳ Andrew Jackson (Anđriu Giắc sơn) và bản dự thảo hiệp ước thương mại với Việt Nam ”(Phạm Xanh, 2009). Kể cả lần gặp gỡ này và lần sau nữa (năm 1835), đại diện hai nước có làm việc với nhau nhưng không hiểu được nhau nên không có kết quả gì. Năm 1850 tổng thống Hoa kỳ cử đại sứ của Hoa kỳ ở Singapore sang Việt Nam thương thuyết để ký hiệp ước thương mại nhưng bị vua Tự Đức từ chối tiếp. Đến giữa thế kỷ XX, sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập hội hữu nghị Việt –Mỹ (tôn trọng nguyên tác, tác giả chưa từng nghe hội Việt Nam- Hoa kỳ mà chỉ có hội Việt-Mỹ) ngày 17-10-1945, qua những bức thư chủ tịch gửi tổng thống Hoa kỳ đề nghị:“giúp vốn, công nghệ và chuyên gia cho Việt Nam phát triển đất nước ” nhưng không có kết quả. Qua chi tiết trên cho thấy tinh thần dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu và có tầm nhìn xa trông rộng, nhưng cơ hội lịch sử chưa đến. Giai đoạn 1954-1975 Việt Nam và Hoa kỳ trở thành đối đầu nhau hơn nửa thế kỷ do chiến tranh và sau đó là những vấn đề thời hậu chiến tiếp tục làm mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa kỳ vừa căng thẳng vừa băng giá (ngày 1-5-1975: một ngày sau khi nước Việt Nam được thống nhất, Hoa kỳ đã nới rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Việt Nam). Quá trình chuyển mối quan hệ từ “đối đầu” sang “ đối tác” cũng trải qua một tiến trình, dưới đây là các mốc chính về tiến trình quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam-Hoa kỳ dần dần được thiết lập. 3.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực- Tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam 3.2.1. Những nguyên nhân tác động đến tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước: Xu thế tình hình của thế giới và Đông Nam Á ngày nay: hợp tác quốc tế, hòa bình và phát triển (các tổ chức liên minh kinh tế trên thế giới và trong khu vực ra đời (EU,WTO,ASEAN…). Sự 573 suy giảm vị trí của Hoa kỳ trên quốc tế vì sự vươn lên của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: