Danh mục

Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.51 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nội dung về một số yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quốc phòng việt Việt Nam - Hoa Kỳ; quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM - HOA KỲ TRONG 2 THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI Nguyễn Hà Trang1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,trong đó nổi lên vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, trên cơ sởchia sẻ những lợi ích chung và những điều chỉnh chính sách từ cả 2 bên, quan hệ quốc phòngHoa Kỳ - Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đây vốn được đánh giá là lĩnhvực có tính chất nhạy cảm trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Song, thực tiễn trong hai thậpniên đầu thế kỷ XXI cho thấy sự thiết lập và mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự giữa hainước; chứng minh những điểm tương đồng về lợi ích chiến lược, các giới hạn, khác biệt đã dầndần bị đẩy xa, tương ứng với mức độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ khóa: quan hệ quốc phòng, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ…1. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM –HOA KỲ Về tình hình thế giới và khu vực, sự kiện nổi bật có tác động mạnh mẽ nhất đến đời sốngquốc tế những năm đầu thế kỷ XXI là cuộc tấn công của các lực lượng khủng bố vào Hoa Kỳngày 11/9/2001. Tình hình thế giới sau sự kiện 11/9 cho thấy một số điểm đáng chú ý (TrìnhMưu, 2005): (i) các nước lớn tiếp tục đóng vai trò chi phối đối với các công việc của thế giới;sự đan xen giữa hợp tác và đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau trong quan hệ giữa các nước lớn ngàycàng trở nên phức tạp, đa dạng; (ii) quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong sự cạnh tranh gaygắt tác động không nhỏ đến các quốc gia và tình hình thế giới; (iii) an ninh quốc gia và an ninhquốc tế có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng mở rộng phạm vi, vấn đề, quy mô, cách thứcbảo đảm. Nhân tố an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen nhau. Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực châu Á – Thái Bình Dương nổi lên là mộtkhu vực phát triển năng động nhất với tốc độ phát triển cao. Quan hệ giữa các nước lớn ở châuÁ – Thái Bình Dương đã chuyển từ đối kháng sang đối tác. Hợp tác và đấu tranh sẽ tiếp tục đanxen nhau và sẽ thể hiện trên những biến chuyển trong quan hệ giữa các nước trong khu vựctrong nhiều thập kỷ tới (Học viện Quan hệ Quốc tế, 2003). Dưới tác động của những nhân tố trên, các nước đều tiến hành điều chỉnh chính sách mộtcách linh hoạt nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của quốc gia, dân tộc mình, trong đó có cả ViệtNam và Hoa Kỳ. Từ phía Hoa Kỳ, sau sự kiện 11/9, chính quyền G.W.Bush đã công bố Chiến lược an ninhquốc gia mới, có một số điều chỉnh lớn. Khủng bố trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu; 504châu Á – Thái Bình Dương trở thành trọng điểm trong chiến lược đối ngoại, có sự điều chỉnhlớn về an ninh quân sự đối với khu vực này, trong đó có khu vực Đông Nam Á, xem đây nhưlà “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố. Tháng 1/2009, Barack Obama chính thức nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, đã thực hiệnmột loạt thay đổi trong chính sách đối ngoại, thể hiện ở hai luận điểm: sức mạnh thông minh(Smart Power) và thế kỷ Thái Bình Dương (Pacific Century). Trong việc triển khai luận điểmvề thế kỷ Thái Bình Dương, Đông Nam Á được chú trọng hơn so với chính quyền tiền nhiệm,thậm chí khu vực Đông Nam Á còn được xem là một phần trong “lợi ích” của Hoa Kỳ ở khuvực châu Á – Thái Bình Dương (Robert Sutter, 2009). Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng,Việt Nam có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Hoa Kỳ (Thông tấn xã Việt Nam,2006): thứ nhất, Việt Nam là một nhân tố khu vực then chốt tại Đông Nam Á với dân số đứngthứ hai, lực lượng quân sự lớn nhất và trữ lượng dầu mỏ ước tính 600 triệu thùng; thứ hai, ViệtNam có chung biên giới với Trung Quốc, có các cảng sâu như Cam Ranh, Hải Phòng. Theođánh giá của giới quân sự Hoa Kỳ, Việt Nam có thể trở thành một công cụ thực hiện các mụctiêu của Washington nhằm tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ và kìm hãm sự bành trướng củaTrung Quốc tại khu vực. Khu vực Đông Nam Á có 2 trong số 5 đồng minh ở châu Á của HoaKỳ là Philippines và Thái Lan. Bên cạnh đó, Singapore cũng hợp tác rất chặt chẽ với Hoa Kỳ,tạo sự tiếp cận quan trọng với các phương tiện quân sự. Các nước khác như Indonesia và ViệtNam có những lợi ích chung quan trọng với Hoa Kỳ và nhiều khả năng sẽ trở thành các đối tácan ninh và chiến lược gần gũi hơn trong thời gian tới (Nguyễn Nhâm, 2011). Trong đó, ViệtNam được xem là một đối tác được phía Hoa Kỳ chú ý nhất. Có nhiều học giả cho rằng, giatăng quan hệ quân sự Hoa Kỳ - Việt Nam là Hoa Kỳ nhằm xác lập một cân bằng mới trongquan hệ của Hoa Kỳ - ASEAN và Trung Quốc (Ngô Xuân Bình, 2007). Sau khi lên cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công bố lần lượt“Chiến Lược An Ninh Quốc Gia” và “Chiến Lược Quốc Phòng” vào cuối năm 2017 và đầunăm 2018, qua đó khẳng định “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương quan trọng đối với sự ổnđịnh, an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ” (Secretary Mattis, 2018); và “hai yếu tố chính đượcnêu rõ trong quan điểm của chính quyền Trump tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dươnglà “tự do” và “rộng mở” ( C Raja Mohan, 2017).Trong các văn bản và phát biểu chính thức,Hoa Kỳ đã sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” thay cho “châu Á - Thái BìnhDương” cho thấy sự dịch chuyển của Hoa Kỳ từ khái niệm châu Á - Thái Bình Dương đếnkhuôn khổ “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Đây có thể chỉ là động thái mang tính hìnhthức nhằm xóa bỏ di sản của người tiền nhiệm, nhưng trên thực tế thì vẫn duy trì mức độ quantâm cao đối với khu vực. Thuật ngữ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có ý nghĩa bao quát hơnvề mặt địa lý so với châu Á - Thái Bình Dương. Đây chính là những cơ sở quan trọng để HoaKỳ tiếp tục có những ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: