Danh mục

QUAN HỆ THƯƠNG MAI VIỆT NAM TRUNG QUỐC_2

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.69 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết quan hệ thương mai việt nam trung quốc_2, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN HỆ THƯƠNG MAI VIỆT NAM TRUNG QUỐC_2QUAN HỆ THƯƠNG MAI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC- Giai đoạn 2001- 2007: Các số liệu thống kê những năm gần đây chothấy, nếu như kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốcnăm 2000 chỉ mới là 1,4 tỉ USD, thì năm 2006 đã đạt 7,391 tỉ USD, tứclà đã tăng 31,59%/năm. Đây thực sự là một kỷ lục xét trên nhiều phươngdiện: tăng cao 1,64 lần nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu chung từ thịtrường thế giới; tăng cao kỷ lục so với nhịp độ tăng nhập khẩu từ 9 thịtrường chủ yếu của nước ta trong giai đoạn này. Năm 2007, nhập siêu từTrung Quốc vẫn ở mức cao 6,8 tỉ USD.Chính vì nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này liên tục bùng nổ như vậy,cho nên ngay từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thànhquốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất vào nước ta trong bốn năm qua.Con số kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta từ thị trường TrungQuốc lớn hơn gấp 2,44 và 3,12 lần kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sangthị trường này vào các năm 2006 và 2007 cho thấy một thực tế là: dù thịtrường nước ta còn rất nhỏ, nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc đã khaithác thị trường nước ta tốt hơn nhiều so với những gì các doanh nghiệpnước ta làm được từ thị trường này.4 - Về cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung QuốcCác kết quả tính toán từ các số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóacủa Việt Nam với Trung Quốc trong bảy năm gần đây cho thấy, từ xuấtphát điểm xuất siêu 110,8 triệu USD, bằng 7,79% kim ngạch nhập khẩunăm 2000, chúng ta đã chuyển sang nhập siêu gần gấp đôi trong năm2001 (211,0 triệu USD), bằng 14,48% kim ngạch xuất khẩu và đến nayvẫn hầu như liên tục tăng phi mã: năm 2002 tăng lên 6.63,3 triệu USD;năm 2003 tăng gần gấp ba lần (1.734,6 triệu USD); năm 2004 dừng ởmức 1.721,1 triệu USD; năm 2005 tăng gấp 1,64 lần (2.817,9 triệuUSD); năm 2006 vừa qua tiếp tục tăng 1,55 lần và đạt kỷ lục 4.360,9triệu USD. Năm 2007, nhập siêu 6,8 tỉ USD, gấp 61,4 lần. Tính chunglại, trong những năm đầu thập kỷ này, nhịp độ tăng nhập siêu của nướcta từ thị trường Trung Quốc đã đạt kỷ lục 83,26%/năm.Đây thực sự là những mức nhập siêu rất cao, bởi chỉ riêng nhập siêu từriêng thị trường này đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ hàng hóa nhậpsiêu của nước ta: năm 2001: 18,58%; năm 2002: 21,91%; năm 2003:34,34%; năm 2004: 31,58%; năm 2005: 62,12%; năm 2006 đạt kỷ lục86,10%. Năm 2007 là 61,8%.Nếu kể cả thương mại dịch vụ, bao gồm ngân hàng, du lịch, viễn thôngvà mua điện thì chắc chắn thâm hụt thương mại của Việt Nam còn caohơn số liệu đã được Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc côngbố.Mặc dù có sự thâm hụt cao trong cán cân thương mại với Trung Quốc,nhưng đó là điều kiện cho phát triển kinh tế và xuất khẩu sang các thịtrường khác. Như vậy, mô hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốccó bị thâm hụt cao, nhưng không phải là điều quá phải lo lắng khi thâmhụt này được bù đắp bằng thặng dư từ các thị trường khác. Tuy nhiên,cũng phải nói rằng: Nhập siêu rất lớn ở một số quốc gia châu Á, xuấtsiêu ở một số quốc gia ngoài khu vực châu á đã trở thành căn bệnh cốhữu của nền kinh tế nước ta.Xét về phương thức giao dịch, thương mại Việt Nam - Trung Quốc chủyếu thực hiện qua đường tiểu ngạch. Buôn bán tiểu ngạch tạo thuận lợicho doanh nghiệp giảm được 50% thuế, tiết kiệm một số chi phí bao bì,chất lượng hàng hóa không đòi hỏi cao, thậm chí tránh được kiểm dịchvề an toàn vệ sinh. Nhưng buôn bán tiểu ngạch có nhiều điểm yếu: bịđộng, không ổn định, thiếu bền vững, rủi ro cao. Yếu tố không chắcchắn trong buôn bán tiểu ngạch khiến thương mại Việt Nam - TrungQuốc rủi ro cao và cũng tác động vào các hợp đồng thương mại chínhngạch trong nước. Buôn bán tiểu ngạch diễn ra phụ thuộc chủ yếu vàogiá cả, khi giá tăng dẫn tới hiện tượng tranh mua ở thị trường trongnước, việc tranh mua đối với nhiều loại nông sản gây phá vỡ các hợpđồng của các đối tác đã ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân.Với phương châm là tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của TrungQuốc để tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, quản lý tốtthương mại biên mậu, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, traođổi thương mại trên cơ sở quan hệ kinh doanh thương mại bình đẳngtheo đúng khung khổ WTO, những định hướng lớn phát triển thươngmại Việt Nam với Trung Quốc cần lưu ý là:Về xuất khẩu: Trước hết, phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu nhữngmặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trườngTrung Quốc. Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến,giảm xuất khẩu thô. Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mớitheo hướng đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn FDI. Tận dụngcơ hội của mở cửa thương mại và đầu tư để thu hút FDI đẩy mạnh xuấtkhẩu, tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa của khu vực. Phấn đấu tăng tỷtrọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sangTrung Quốc. Đẩy mạnh hợp tác thương mại theo hướng hợp tác đầu tưvới các doanh nghiệp Trung Quốc.- Về nhập khẩu: ...

Tài liệu được xem nhiều: