Quản lý đô thị trong ứng phó với ngập lụt: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 466.87 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Quản lý đô thị trong ứng phó với ngập lụt: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam" bàn luận về vai trò của quản lý đô thị với việc ứng phó ngập lụt- điển hình là TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bài viết vận dụng phương pháp định lượng, khảo sát và phỏng vấn bảng hỏi trong thu thập và xử lý dữ liệu. Với việc phân tích dữ liệu, bài báo phát hiện những ảnh hưởng, nguyên nhân ngập lụt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng ở TP. Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý đô thị trong ứng phó với ngập lụt: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM Bùi Thị Minh Hà* Tóm tắt: Bài báo này bàn luận về vai trò của quản lý đô thị với việc ứng phó ngập lụt- điển hình là TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bài viết vận dụng phương pháp định lượng, khảo sát và phỏng vấn bảng hỏi trong thu thập và xử lý dữ liệu. Với việc phân tích dữ liệu, bài báo phát hiện những ảnh hưởng, nguyên nhân ngập lụt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng ở TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu phân tích quản lý đô thị còn hạn chế gây ảnh hưởng tới sự ứng phó với ngập lụt của người dân. Từ đó, xác định những khó khăn cũng như thách thức với quá trình quản lý ngập lụt ở các vùng đô thị đang phát triển. Trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị và đề xuất nhằm hướng tới xây dựng một khung quản lý ngập lụt phù hợp ở các khu vực đô thị có bối cảnh tương tự. Từ khóa: Quản lý đô thị; Ứng phó với ngập lụt; Đô thị hóa. 1. Đặt vấn đề Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị đặc biệt, lớn nhất Việt Nam, là thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế. Với quá trình đô thị hóa nhanh, không ngừng mở rộng phạm vi đô thị và lượng dân cư gia tăng nhanh, đòi hỏi cần có một chiến lược quy hoạch, phát triển và quản lý vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016, các đô thị Việt Nam ngày cảng mở rộng theo thời gian và hiện đều bị quá tải, dân số tăng nhanh tạo sức ép lớn tới hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Kết cấu hạ tầng đô thị yếu kém, quá tải đã làm nảy sinh nhiều áp lực tới môi trường. Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh với tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng lại không theo kịp sự gia tăng về dân số. Trong khi đó, trình độ, năng lực quản lý và phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn tới khu vực đô thị này đối mặt với nhiều thách thức như hạn chế về giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nhà ở, và cả các vấn nạn xã hội khác như xung đột xã hội, tội phạm, bệnh tật nan y... Bên cạnh sự hạn chế về quỹ đất cho giao thông dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông và thiếu hụt chỗ đỗ xe, hệ thống xử lý nước thải cũng là vấn * Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, email: buithiminhha@hcmussh.edu.vn. 577 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG đề đau đầu ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng, các đô thị Việt Nam nói chung. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016, hầu hết các đô thị Việt Nam đều thiếu hệ thống thu gom và các trạm xử lý nước thải tập trung. Điều này cũng góp phần cho nguyên nhân gia tăng vấn nạn ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vấn nạn ngập lụt ở các đô thị (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Trong những năm gần đây, với nhu cầu phát triển kinh tế, gia tăng dân số, dẫn tới nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt, giải trí của người dân cũng gia tăng mạnh mẽ, đòi hỏi mở rộng khu vực ở TP. Hồ Chí Minh. Nhiều khu vực đô thị mới được hình thành như các khu đô thị ở Quận 2, Quận 7, Quận Thủ Đức, nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống xử lý nước thải, thoát nước, đường xá chưa tương xứng với tốc độ phát triển nhà ở, đô thị (Cổng thông tin điện tử - Bộ Xây dựng, 2020). Một số nơi có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nhưng lại không đấu nối với hệ thống chung, hoặc có nhưng lại quá tải, đóng góp vào tình trạng ngập lụt gia tăng. Như một hệ quả, tình trạng ngập úng đã đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả chính quyền và cộng đồng dân cư TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù đã có khá nhiều các chương trình, hành động đối phó với ngập lụt, nhưng cho tới nay, tình trạng ngập lụt vẫn tiếp diễn hàng năm, gây ảnh hưởng tới đời sống người dân và sự phát triển của thành phố. Các chương trình, hành động đối phó với ngập phần nhiều mang tính kỹ thuật, công trình, trong khi khá hạn chế những biện pháp phi công trình, điển hình là việc quản lý quy hoạch đô thị gắn với ngập lụt (World Bank, 2012; Bộ Xây dựng và GIZ, 2020). Dường như TPHCM đang thiếu các biện pháp mềm hay giải pháp từ góc độ xã hội như quản trị đô thị, quản lý đô thị trong ứng phó với ngập lụt. Điều này dẫn tới yêu cầu là, cần có những nghiên cứu, đẩy mạnh việc quản lý ngập lụt đô thị. Để thực hiện được việc quản lý ngập lụt đô thị, cần nắm được quá trình biến đổi đô thị với tình trạng ngập lụt, các ứng phó với ngập lụt. Với tình hình vấn đề vừa nêu trên, nghiên cứu xác định, phân tích thực trạng ngập lụt và vấn đề quản lý ngập lụt đô thị ở TP. Hồ Chí Minh, trong đó các diễn biến, nguyên nhân xảy ra ngập lụt gắn với quá trình phát triển đô thị, phản ứng - nhận thức của người dân về ngập lụt và cách thức quản lý ngập lụt đô thị của chính quyền được mô tả, phân tích. 2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Ngập lụt và quản lý ngập lụt đô thị đã trở thành chủ đề thu hút khá nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và đô thị hóa nhanh, ở các thành phố ven biển như TPHCM thì ngập lụt và quản lý ngập lụt đô thị càng được chú trọng. Tổng quan tài liệu cho thấy, đã có một lượng không nhỏ các nghiên cứu về chủ đề này, với sự đa dạng về lý luận, phương pháp, kết quả nghiên cứu. Gần đây, nghiên cứu về ngập lụt đã quan tâm tới hướng tiếp cận quản lý rủi ro. Cách tiếp cận quản lý rủi ro này đã thể hiện rõ nét là một quy trình mang tính hệ thống trong nghiên cứu của ADB (2013) khi đo lường phân tích những rủi ro ngập lụt ở các khu vực Trung Quốc và Hoa Kỳ. Với cách tiếp cận này, các hoạt động quản lý ngập lụt đã được thực hiện trên cơ sở ba ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý đô thị trong ứng phó với ngập lụt: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TRONG ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM Bùi Thị Minh Hà* Tóm tắt: Bài báo này bàn luận về vai trò của quản lý đô thị với việc ứng phó ngập lụt- điển hình là TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bài viết vận dụng phương pháp định lượng, khảo sát và phỏng vấn bảng hỏi trong thu thập và xử lý dữ liệu. Với việc phân tích dữ liệu, bài báo phát hiện những ảnh hưởng, nguyên nhân ngập lụt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng ở TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu phân tích quản lý đô thị còn hạn chế gây ảnh hưởng tới sự ứng phó với ngập lụt của người dân. Từ đó, xác định những khó khăn cũng như thách thức với quá trình quản lý ngập lụt ở các vùng đô thị đang phát triển. Trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị và đề xuất nhằm hướng tới xây dựng một khung quản lý ngập lụt phù hợp ở các khu vực đô thị có bối cảnh tương tự. Từ khóa: Quản lý đô thị; Ứng phó với ngập lụt; Đô thị hóa. 1. Đặt vấn đề Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị đặc biệt, lớn nhất Việt Nam, là thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế. Với quá trình đô thị hóa nhanh, không ngừng mở rộng phạm vi đô thị và lượng dân cư gia tăng nhanh, đòi hỏi cần có một chiến lược quy hoạch, phát triển và quản lý vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016, các đô thị Việt Nam ngày cảng mở rộng theo thời gian và hiện đều bị quá tải, dân số tăng nhanh tạo sức ép lớn tới hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Kết cấu hạ tầng đô thị yếu kém, quá tải đã làm nảy sinh nhiều áp lực tới môi trường. Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh với tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng lại không theo kịp sự gia tăng về dân số. Trong khi đó, trình độ, năng lực quản lý và phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn tới khu vực đô thị này đối mặt với nhiều thách thức như hạn chế về giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nhà ở, và cả các vấn nạn xã hội khác như xung đột xã hội, tội phạm, bệnh tật nan y... Bên cạnh sự hạn chế về quỹ đất cho giao thông dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông và thiếu hụt chỗ đỗ xe, hệ thống xử lý nước thải cũng là vấn * Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, email: buithiminhha@hcmussh.edu.vn. 577 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG đề đau đầu ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng, các đô thị Việt Nam nói chung. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016, hầu hết các đô thị Việt Nam đều thiếu hệ thống thu gom và các trạm xử lý nước thải tập trung. Điều này cũng góp phần cho nguyên nhân gia tăng vấn nạn ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vấn nạn ngập lụt ở các đô thị (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Trong những năm gần đây, với nhu cầu phát triển kinh tế, gia tăng dân số, dẫn tới nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt, giải trí của người dân cũng gia tăng mạnh mẽ, đòi hỏi mở rộng khu vực ở TP. Hồ Chí Minh. Nhiều khu vực đô thị mới được hình thành như các khu đô thị ở Quận 2, Quận 7, Quận Thủ Đức, nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống xử lý nước thải, thoát nước, đường xá chưa tương xứng với tốc độ phát triển nhà ở, đô thị (Cổng thông tin điện tử - Bộ Xây dựng, 2020). Một số nơi có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nhưng lại không đấu nối với hệ thống chung, hoặc có nhưng lại quá tải, đóng góp vào tình trạng ngập lụt gia tăng. Như một hệ quả, tình trạng ngập úng đã đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả chính quyền và cộng đồng dân cư TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù đã có khá nhiều các chương trình, hành động đối phó với ngập lụt, nhưng cho tới nay, tình trạng ngập lụt vẫn tiếp diễn hàng năm, gây ảnh hưởng tới đời sống người dân và sự phát triển của thành phố. Các chương trình, hành động đối phó với ngập phần nhiều mang tính kỹ thuật, công trình, trong khi khá hạn chế những biện pháp phi công trình, điển hình là việc quản lý quy hoạch đô thị gắn với ngập lụt (World Bank, 2012; Bộ Xây dựng và GIZ, 2020). Dường như TPHCM đang thiếu các biện pháp mềm hay giải pháp từ góc độ xã hội như quản trị đô thị, quản lý đô thị trong ứng phó với ngập lụt. Điều này dẫn tới yêu cầu là, cần có những nghiên cứu, đẩy mạnh việc quản lý ngập lụt đô thị. Để thực hiện được việc quản lý ngập lụt đô thị, cần nắm được quá trình biến đổi đô thị với tình trạng ngập lụt, các ứng phó với ngập lụt. Với tình hình vấn đề vừa nêu trên, nghiên cứu xác định, phân tích thực trạng ngập lụt và vấn đề quản lý ngập lụt đô thị ở TP. Hồ Chí Minh, trong đó các diễn biến, nguyên nhân xảy ra ngập lụt gắn với quá trình phát triển đô thị, phản ứng - nhận thức của người dân về ngập lụt và cách thức quản lý ngập lụt đô thị của chính quyền được mô tả, phân tích. 2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Ngập lụt và quản lý ngập lụt đô thị đã trở thành chủ đề thu hút khá nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và đô thị hóa nhanh, ở các thành phố ven biển như TPHCM thì ngập lụt và quản lý ngập lụt đô thị càng được chú trọng. Tổng quan tài liệu cho thấy, đã có một lượng không nhỏ các nghiên cứu về chủ đề này, với sự đa dạng về lý luận, phương pháp, kết quả nghiên cứu. Gần đây, nghiên cứu về ngập lụt đã quan tâm tới hướng tiếp cận quản lý rủi ro. Cách tiếp cận quản lý rủi ro này đã thể hiện rõ nét là một quy trình mang tính hệ thống trong nghiên cứu của ADB (2013) khi đo lường phân tích những rủi ro ngập lụt ở các khu vực Trung Quốc và Hoa Kỳ. Với cách tiếp cận này, các hoạt động quản lý ngập lụt đã được thực hiện trên cơ sở ba ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Hội thảo Quản trị rủi ro và phát triển đô thị Quản lý đô thị Chiến lược ứng phó với ngập lụt Đô thị hóa Xây dựng khung quản lý ngập lụtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 382 0 0 -
35 trang 342 0 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 318 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 273 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 260 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 222 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 209 0 0