Danh mục

Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.70 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày thực trạng công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, thực trạng công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của các nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ TÌNH Trường Mầm non Sóc Nâu, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: tinh_yennhi@yahoo.com.vn Tóm tắt: Bài viết này trình bày thực trạng công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, thực trạng công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của các nhà trường. Việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được cán bộ quản lý nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ và lựa chọn những biện pháp hiệu quả, phù hợp với thực tế của đơn vị để đẩy mạnh hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu. Từ khoá: Quản lý, phòng chống tai nạn thương tích, trẻ mầm non.1. ĐẶT VẤN ĐỀGiáo dục mầm non (GDMN) là giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho sự hình thành và pháttriển nhân cách trẻ em. Thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời. Với đặcđiểm phát triển đặc biệt của trẻ mầm non, với vai trò quan trọng của việc giáo dục trẻ nênGDMN có những nhiệm vụ đặc biệt mà không một bậc học nào có được, đó là đồng thời thựchiện nhiệm vụ: nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc nói chung, trong đó việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích(PCTNTT) cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có vị trí vô cùng quan trọng và được coi là nhiệm vụhàng đầu. Sự an toàn của trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố then chốt mà nhàtrường, gia đình và xã hội cùng chung tay phối hợp thực hiện, trên cơ sở đó đảm bảo cho trẻ cóđược thể chất khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái khi tham gia vào các hoạt động ở nhà trường cũngnhư ở gia đình. Đây cũng là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện ở những giai đoạn sau này. Xácđịnh được ý nghĩa đó, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, công văn, thông tư nhằmhướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn cho trẻ trong các trường mầm non: “Chỉ thị số 1408 ngày1 tháng 9 năm 2009 về công tác tăng cường bảo vệ chăm sóc trẻ em” [3]; “Công văn số: 1003/BGDĐT-GDMN ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác quản lý,chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN” [1].Ngày 15 tháng 4 năm 2010 Bộ Giáo dục ban hành Thông tư số: 13/2010/TT-BGD - ĐT Quyđịnh về xây dựng trường học an toàn, PCTNTT trong cơ sở GDMN nêu rõ nội dung xây dựngtrường học an toàn, PCTNTT [2].Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 4(60)A/2021: tr.35-43Ngày nhận bài: 20/8/2021; Hoàn thành phản biện: 31/08/2021; Ngày nhận đăng: 16/09/202136 ĐẶNG THỊ TÌNHNhận thức được tầm quan trọng của công tác PCTNTT cho trẻ, các trường mầm non trên địabàn Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn về thânthể và tinh thần cho trẻ. Công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non đượcnâng lên... Kết quả của các hoạt động đã góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diệnnhân cách cho trẻ ở các trường mầm non. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì hoạt động PCTNTT ởcác trường mầm non trên địa bàn vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, đặc biệt là công tácquản lý hoạt động PCTNTT cho trẻ như: Hoạt động quản lý thực hiện chương trình chăm sócchưa triệt để; kế hoạch đảm bảo an toàn PCTNTT còn chung chung khó thực hiện; đội ngũ cánbộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCTNTTcòn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về mặt chất lượng... Do vậy, để nâng cao hơn nữa chấtlượng giáo dục tại các trường mầm non Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, công tácPCTNTT cho trẻ là một vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết về nhiều phương diện.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNghiên cứu được tiến hành khảo sát trên 162 CBQL, GV tại 6 trường mầm non Quận Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Mầm non Hoa Hồng; Mầm non Hoa Sen; Mầm non Hoa PhượngĐỏ; Mầm non Thuỷ Tiên; Mầm non Sóc Nâu và Mầm non An Nhơn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: