Danh mục

Quan niệm và chiến lược phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 547.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS chỉ có hiệu quả mong muốn khi quan niệm đúng về năng lực nghề nghiệp, xác định rõ cấu trúc của nó dựa trên yêu cầu của nghề dạy học ở cấp THCS và được thực hiện bằng tư duy chiến lược từ các nhà quản lí cho đến chính nỗ lực của từng giáo viên. Quan niệm phù hợp về năng lực nghề nghiệp ngày nay cần mở rộng hơn và mang tính chất xã hội cao hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm và chiến lược phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở112 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi QUAN NIỆM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Đặng Thành Hưng1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Việc phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS chỉ có hiệu quả mong muốn khi quan niệm đúng về năng lực nghề nghiệp, xác định rõ cấu trúc của nó dựa trên yêu cầu của nghề dạy học ở cấp THCS và được thực hiện bằng tư duy chiến lược từ các nhà quản lí cho đến chính nỗ lực của từng giáo viên. Quan niệm phù hợp về năng lực nghề nghiệp ngày nay cần mở rộng hơn và mang tính chất xã hội cao hơn. Từ khóa: giáo viên THCS, năng lực nghề nghiệp, tư duy chiến lược, cấu trúc năng lực nghề nghiệp.1. MỞ ĐẦU Năng lực cần được hiểu không chỉ từ góc độ hàn lâm, mà chủ yếu từ góc độ thựctiễn. Đó là tổ hợp các thuộc tính sinh học, tâm lí và xã hội của cá nhân được hình thành từtư chất, học tập và rèn luyện, cho phép cá nhân thực hiện thành công một dạng hoạt độngnhất định theo yêu cầu hay chuẩn nào đó. Vì vậy, các thành phần cấu trúc của năng lựckhông chỉ gồm tri thức, kĩ năng, thái độ mà còn có yếu tố quan trọng nhất là kinh nghiệmthực tế trong công việc tương ứng [2, 4]. Vấn đề đối với đào tạo giáo viên phức tạp ở chỗ không thể tạo ra năng lực nghềnghiệp ngay trong quá trình đào tạo được, mà chỉ có thể giúp người học có những nền tảnghọc vấn để sau này rèn luyện năng lực đó trong lao động nghề nghiệp thực tế. Do yêu cầuchuyên nghiệp hóa nghề dạy học, nên cách thức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cần phảithay đổi để làm cho năng lực chuyên nghiệp của nhà giáo gần nhất với năng lực mà họđược đào tạo khi tốt nghiệp. Dựa trên quan niệm đúng chưa đủ mà phải có chiến lược đào tạo, phát triển năng lựcnghề nghiệp sau đào tạo (bồi dưỡng, tự học, rèn luyện, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luânchuyển…) của giáo viên một cách rõ ràng và quyết liệt. Và điều đó bắt đầu từ nhà trườngsư phạm nhưng phải được tiếp cận hệ thống từ tầm nhìn bao quát toàn bộ ngành giáo dục.1 Nhận bài ngày 15.11.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015.T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 113Hiện nay những chuẩn có liên quan tới giáo viên (chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn đầura của các trường sư phạm) được phát triển căn bản dựa vào kinh nghiệm quản lí nên chỉnên sử dụng tạm thời vì chúng nói chung chưa đảm bảo tính năng kĩ thuật và chức năngcông cụ quản lí của chuẩn. Ví dụ, trên thực tế không có tư tưởng, đạo đức, thái độ nào nằmlưng lửng hay tách biệt hoặc nằm ngoài công việc nghề nghiệp được. Chuẩn nghề nghiệpphải bao quát hết nhưng hiện nay các chuẩn vẫn tách rời những phạm trù này. Song nếunói riêng về năng lực thôi thì khái niệm này nên hiểu thế nào trong tổng thể tay nghề củagiáo viên?2. NỘI DUNG 2.1. Quan niệm năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS Nếu thừa nhận năng lực nghề nghiệp (lao động thực tế) là có thật và phải được thựchiện đúng, có kết quả theo qui định hay chuẩn khi hành nghề,hơn nữa còn phải qua trảinghiệm mới có hình hài và đẳng cấp rõ ràng thì dĩ nhiên cũng phải thừa nhận trong nănglực đó đã có những yếu tố tình cảm, đạo đức, sức khỏe, tư tưởng, pháp luật, văn hóa v.v…tương ứng với yêu cầu của nghề. Làm đúng, làm đủ, làm được, làm có kết quả phù hợp vớimong đợi thì rõ ràng giáo viên đó có đủ kĩ năng, sức khỏe, đạo đức, văn hóa nghề nghiệpvà có tư tưởng cũng như phẩm chất chính trị đúng đắn. Đã làm được như vậy thì hiểnnhiên không vi phạm pháp luật, qui chế, chuẩn mực đạo đức và văn hóa, không thể có tưtưởng chính trị và chuyên môn sai lầm. Nếu đã có vi phạm hay sai lầm thì lại không đượcxem là có năng lực. Quan niệm năng lực nghề nghiệp cần phải rộng và thoáng như vậy thì mới tạo ra sựtập trung trong đào tạo, bồi dưỡng và tự học cũng như rèn luyện thường xuyên của giáoviên. Không nên lẫn những giá trị bên lề hoạt động nghề nghiệp với những giá trị bên trongnăng lực nghề nghiệp. Những thứ bên lề nghề nghiệp đã có hiến pháp, pháp luật, chuẩnmực chung của xã hội can thiệp. Về mặt kĩ thuật cần phải xác định năng lực nghề nghiệpcủa giáo viên THCS gồm những gì và căn cứ để xác định như vậy là cái gì? Theo yêu cầu của nghề thì giáo viên THCS phải có trình độ đào tạo khởi đầu là cửnhân (cao đẳng và đại học) và năng lực thỏa đáng so với bằng cấp đó. Có nhiều cách tiếpcận khác nhau để xác định những thành tố cơ bản của năng lực nghề nghiệp này, ví dụ tiếpcận vai trò - chức năng [1, 3] hoặc tiếp cận cấu trúc tương tự như cấu trúc công việc màgiáo viên phải thực hiện. Nếu theo tiếp cận thứ hai, năng lực nghề nghiệp của giáo viênTHCS (xét ở hình thái lí tưởng) phải gồm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: