Danh mục

Quản trị công tác phát triển đội ngũ nhà giáo trong các trường phổ thông công lập trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 303.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quản trị công tác phát triển đội ngũ nhà giáo trong các trường phổ thông công lập trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay" tập trung nêu một số kinh nghiệm, một số việc làm trong công việc quản trị việc phát triển đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường phổ thông công lập trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị công tác phát triển đội ngũ nhà giáo trong các trường phổ thông công lập trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay QUẢN TRỊ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY TS Nguyễn Tùng Lâm Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà NộiTóm tắt Bài viết tập trung nêu một số kinh nghiệm, một số việc làm trong công việc quảntrị việc phát triển đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường phổ thông công lập trongđiều kiện đổi mới giáo dục hiện nay, Đó là: - Giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức và đánh giá đúng về phẩm chất năng lực củabản thân trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. - Giúp họ biết cách phát triển bản thân cho phù hợp với nghề nghiệp trong giaiđoạn đổi mới giáo dục hiện nay. - Giúp họ phát huy nội lực bản thân và đơn vị để nâng cao phẩm chất năng lựctrình độ nghiệp vụ trong công cuộc đổi mới - Phát triển đội ngũ nhà giáo phải gắn với phát triển văn hóa của mỗi nhàtrường.Từ khóa: Quản trị trường học, phát triển đội ngũ nhà giáo, phát huy nội lực nhà giáo;phát triển văn hóa trường học.NỘI DUNG Nghị quyết 29 Trung ương của Đảng khóa XI, trong phần chỉ đạo đổi mới về côngtác quản lý giáo dục đào tạo đã chỉ rõ “phân định công tác quản lý nhà nước với quảntrị của cơ sở giáo dục đào tạo”. Vì thế việc đổi mới công tác quản lý trong các nhà trường phổ thông hiện nay phảigắn với công tác quản trị trường học. “Quản trị” theo nghĩa của từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ Việt Nam – QuýLong và Kim Thư chủ biên (2009) “Quản trị là phụ trách việc trông nom, sắp xếp côngviệc nội bộ của một tổ chức (Tr.504, nhà xuất bản lao động 2009 gốc nghĩa chữ Hán: 91“quản” và chăm nom; trị là sửa sang) Quản trị có thể coi là công việc “bếp núc” củacán bộ quản lý của mỗi cơ sở, không có ai làm thay. Nhưng “quản trị” cơ sở giáo dục đào tạo phải luôn gắn với tinh thần “Tự chủ” củacơ sở còn như quản lý của các trường học theo cơ chế bao cấp người quản lý khôngđược giao quyền tự chủ chắc chắn việc quản trị không còn ý nghĩa. Vì cứ chờ lệnh củacấp trên mới được làm; làm gì phải báo cáo cấp trên, được phép mới được làm. Còn “quản trị” với tinh thần tự chủ, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ nhà nước giaocho cơ sở giáo dục thì người quản lý, người đứng đầu mỗi cơ sở đều được toàn quyềnchỉ đạo. Vậy khi chưa có Nghị định của Chính phủ về tự chủ cho tất cả các trườngcông lập hiện nay thì các cán bộ quản lý các trường học phải làm gì? Làm như thế nàotrong công tác “quản trị”? khi nào nhà nước mới phân định xong “quản lý nhà nướcvới quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo” (NQ 29TW). Nêu vấn đề trên để chúng tôi chia sẻ với các cán bộ quản lý trong các nhà trườngphổ thông công lập hiện nay. Các trường công lập được tự chủ và các trường ngoàicông lập, việc “quản trị” trường học là đương nhiên. Quản trị trường học trong cáctrường công lập hiện nay có nhiều việc phải làm, song hạn chế của chương trình hộithảo, chúng tôi chỉ xin nêu tập trung vào một vấn đề “Quản trị công tác phát triển độingũ nhà giáo mỗi trường phổ thông công lập trong thời kỳ đổi mới giáo dục đào tạohiện nay” phải giải quyết nó như thế nào? Vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo trong mỗi nhà trường là yếu tố sống còn, yếu tốquyết định thành công của giáo dục nói chung và mỗi nhà trường nói riêng. Nói đến đội ngũ nhà giáo, các chính sách nhà nước mới chú ý đến bằng cấp, trìnhđộ đào tạo, chưa chú trọng “Đổi mới mạnh mẽ tích cực nội dung, phương pháp đào tạo,đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầunâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp” (NQ 29TW). Quan điểm của chúng tôi, trong khi nhà nước còn lúng túng các giải pháp nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ở các nhà trường công lập thì Hiệutrưởng của mỗi nhà trường phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm, về “đạo đức và năng lựcnghề nghiệp” của mỗi nhà giáo. Trong chuyên đề này chúng tôi xin nêu các giải pháp, những gợi ý để các Hiệutrưởng các nhà trường “quản trị” tốt công tác phát triển đội ngũ của mình: 92 1. Thứ nhất giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức và đánh giá đúng về phẩm chất và năng lực của mình trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Tham gia giải quyết vấn đề này để chúng tôi không chỉ tham gia tìm giải pháp thựchiện Nghị quyết 29/TW mà còn muốn khẳng định một tiêu đề: “Nếu không có mộtđội ngũ nhà giáo có chất lượng, thì không bao giờ chúng ta có chất lượng giáodục”. Thật ra trong quá trình dạy học yếu tố người dạy và người học cũng có một quanhệ mật thiết. Thầy giỏi mấy nhưng trò cố tình không học cũng không thể có thànhcông chung. Nếu thầy kém nhưng trò chủ động, tích cực vẫn có thể có thành công nhấtđịnh ở trò. Nhưng ngược lại trò có ké ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: