Danh mục

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT part 4

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.82 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 13. Trình bày các kiểu bảo trì cơ bản trong các xí nghiệp.Ưu nhược điểm của mỗi kiểu bảo trì? 14. Trình bày nội dung cơ bản của bảo trì dự phòng? 15. Trình bày cơ sở khoa học của bảo trì dự phòng? 16. Những căn cứ cơ bản để phân tích kinh tế các chính sách bảo trì là gì? 17.Trình bày các hình thức tổ chức công tác bảo trì? 18. Phân tích ưu nhược điểm của các hình thức tổ chức công tác bảo trì? 19. Ý nghĩa của việc sửa chữa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT part 4 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 9713. Trình bày các kiểu bảo trì cơ bản trong các xí nghiệp.Ưu nhược điểm của mỗi kiểubảo trì?14. Trình bày nội dung cơ bản của bảo trì dự phòng?15. Trình bày cơ sở khoa học của bảo trì dự phòng?16. Những căn cứ cơ bản để phân tích kinh tế các chính sách bảo trì là gì?17.Trình bày các hình thức tổ chức công tác bảo trì?18. Phân tích ưu nhược điểm của các hình thức tổ chức công tác bảo trì?19. Ý nghĩa của việc sửa chữa nhanh trong các xí nghiệp?20. Trình bày các biện pháp sửa chữa nhanh? CHƯƠNG V - CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT114 CHƯƠNG V CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤTI. QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤTVỚII CHIẾN LƯỢC CHUNG1- Các quyết định chiến lượcChiến lược là phương thức mà các công ty sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạtđược và duy trì lâu dài những thành công của nó. Mục tiêu tối thiểu của chiến lược làphải làm sao tiếp tục tồn tại được, nghĩa là phải có khả năng thực hiện được các nghĩa vụmột cách lâu dài, có thể chấp nhận được. Chiến lược công ty do các quản trị viên cấp caochịu trách nhiệm xây dựng, đặc biệt là các quyết định có ý nghĩa sống còn cho công ty.Quyết định chiến lược đặt ra mục tiêu cho toàn bộ công ty, giữ cho tất các bộ phận trongcông ty phối hợp với nhau hướng về mục tiêu chung.Đặc tính cơ bản của quyết định chiến lược là nó có khả năng tác động dài hạn lên cácđặc tính cơ bản của công ty. Thêm vào đó là, quyết định chiến lược thường thể hiện sựtương tác giữa công ty với bên ngoài. Trong môi trường cạnh tranh, quyết định chiếnlược tác động đến sự hình thành và củng cố vị thế cạnh tranh của công ty.Quyết định chiến lược cơ bản nhất là quyết định thiết lập hướng đi cơ bản của một côngty. Quyết định này thể hiện bằng một bản sứ mệnh công ty. Người ta còn coi sứ mệnhnhư là một tín điều, một bản báo cáo mục đích, bản báo cáo triết lý, báo cáo nguyên tắckinh doanh của công ty. Sứ mệnh cho thấy tầm nhìn dài hạn của công ty, liên hệ đến cáimà nó muốn trở thành, và những người mà nó muốn phục vụ. Sứ mệnh còn cho biết cáchthức mà những người ra quyết định then chốt phải thực hiện, thể loại mà công ty sẽ trởthành. Sứ mệnh sẽ giải thích rõ ràng hơn cho mục tiêu cơ bản của công ty. Chính bảnchất của sứ mệnh là một mục tiêu và ít bị biến đổi.Phát triển một sứ mệnh rất có ý nghĩa trong việc nhận ra các đơn vị kinh doanh chiếnlược (SBU), cũng như xác định sự tập trung của công ty vào những thị trường khác nhau.Sứ mệnh giúp xác định pham vi mà doanh nghiệp tập trung các cố gắng của mình đểnghiên cứu, tìm kiếm cơ hội trên thị trường, nhận biết các nguy cơ cần phòng chống.Trong quá trình quản lý theo chiến lược, sứ mệnh công ty còn giúp cho việc xác định vàhạn chế phạm vi nghiên cứu môi trường tổng quát phù hợp với các quyết định của nó.Tiếp theo sau việc xác định và phát triển sứ mệnh, các nhà quản trị cấp cao sẽ thiết lậpchiến lược công ty nhằm cung cấp những định hướng và hướng dẫn cụ thể hơn cho toànbộ tổ chức.Trong quá trình hình thành chiến lược, các quản trị viên cấp cao thiết lập mục tiêu của tổchức và ra các quyết định ảnh hưởng đến các vấn đề như: − Phổ sản phẩm mà công ty sẽ cung cấp. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 115 − Phạm vi địa lý mà nó cố gắng phục vụ. − Cách thức cạnh tranh mà nó sẽ sử dụng và mức độ sử dụng các vũ khí cạnhtranh. − Những cách thức quan tâm xã hội mà nó cam kết. − Giá trị các nguồn lực sẽ được phân bổ cho những cố gắng khác nhau. − Các mục tiêu cụ thể phải đạt được như: thị phần, sự tăng trưởng, mức sinh lợi...Chiến lược công ty tác dụng cung cấp tiêu điểm cho sự tập trung các nguồn lực trongnhững giai đoạn nhất định nhằm giành, giữ, và cải thiện vị thế cạnh tranh. Chiến lượccông ty thường được phổ biến sâu rộng trong toàn bộ cơ cấu tổ chức của nó, thông quaviệc thiết lập các chính sách cơ bản và mục tiêu cho các bộ phận.Chính sách cơ bản là sự trình bày chính thức, diễn đạt, giải thích, hay hướng dẫn cácquyết định và hành động của các thành viên phù hợp với đường lối chung. Đề ra cácchính sách cơ bản chính là cách mà các nhà quản trị cấp cao muốn làm để đảm bảo việcra các quyết dịnh phù hợp với tư tưởng chiến lược mà họ đã đề ra và vẫn luôn tạo ra mộtsự độc lập sáng tạo, sự nhạy bến rất cần thiết trong khi làm việc của tất cả các cấp các bộphậnCác mục tiêu bộ phận (Ví dụ: mục tiêu cho hệ thống sản xuất, Marketing, tài chính...) làkết quả của quá trình phát triển lo gic mục tiêu tổng quát. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể giaocho từng cho từng bộ phận trong tổ chức, tạo ra cái mốc cho những cố gắng của mỗi bộphận đóng góp vào mục tiêu chung.Nhờ có các chính sách cơ bản và mục tiêu bộ phận chiến lược sẽ quy định mức phấn đấu,hướng dẫn và tập hợp các quyết định ở cấp dưới. Mỗi bộ phận sẽ phát triển các chiếnlược đáp ứng mục tiêu đề ra cho nó, theo những hướng dẫn cơ bản, trên cơ sở sử dụng tốtnhất các nguồn lực được giao phó.Sự hình thành chiến lược trong công ty phải đảm bảo tính thống nhất cao, được xét từ haihướng:Thứ nhất, các quản trị cấp cao phải đánh giá các khả năng và hạn chế của mỗi bộ phậndọc theo toàn bộ tổ chức trước khi hình thành chiến lược.Thứ hai, các quản trị viên ở cấp thấp hơn phải đưa các chiến lược công ty vào các tínhtóan, cân nhắc các quyết định. Tất cả phải tuân theo chiến lược chung và phạm vi chínhsách đề ra để đạt được sự thống nhất hướng tới mục tiêu chung. Điều này tạo ra mộttuyến mục tiêu cấp thấp gắn chặt với mục tiêu cấp cao.Đây chính là quan điểm chung và là yếu tố then chốt trong quá trình hình thành chiếnlược và xem xét mối liên hệ giữa chiến lược sản xuất và chiến lược chung. CHƯƠNG V - CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT116Chiến lược sản xuất chính là các quyết định nhằm phát ...

Tài liệu được xem nhiều: