Danh mục

Quản trị trường học: Cơ sở lí luận, thực trạng đào tạo ở Việt Nam và thế giới

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.37 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy chương trình đào tạo ngành quản trị trường học hấp dẫn với người học bởi giá trị quản trị một cách khoa học và hệ thống. Từ đó giúp người học có cơ hội học hỏi chia sẻ kinh nghiệm từ những nhà quản trị giáo dục có kinh nghiệm trong và ngoài nước được trang bị năng lực chuyên môn cao và có khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới giáo dục nước nhà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị trường học: Cơ sở lí luận, thực trạng đào tạo ở Việt Nam và thế giớiVJETạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 9-12QUẢN TRỊ TRƯỜNG HỌC: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TRẠNG ĐÀO TẠOỞ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚINguyễn Thị Hương, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà NộiNgày nhận bài: 15/01/2018; ngày sửa chữa 19/01/2018; ngày duyệt đăng: 22/01/2018.Abstract: The bachelor program of School Management aims to equip learners with general, fundamental,core knowledge in human resource management, administrative and organizational management,educational program development and evaluation. With the legal bases, the scientific basis and the overviewof the training of bachelors of school management in the world and Vietnam, the article shows that thecurriculum of the school management is attractive to learners thanks to the scientific and systematicmanagement value. Through this course, learners have an opportunity to learn experiences from the worldand domestic administrators who are equipped with high professional competence, capable of meetingattractive career opportunities to meet the practical requirements of education reform of our country.Keywords: School management, administration, student, lecturers, university.1. Mở đầuNghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổimới căn bản, toàn diện GD-ĐT chỉ rõ các hạn chế củaGD-ĐT của nước ta hiện nay, đó là: - Chất lượng, hiệuquả GD-ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dụcđại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống GD-ĐT thiếuliên thông giữa các trình độ và giữa các phương thứcGD-ĐT; còn nặng lí thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạothiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinhdoanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chútrọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩnăng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm travà đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất; - Quảnlí GD-ĐT còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cánbộ quản lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng vàcơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới vàphát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạmđạo đức nghề nghiệp; - Đầu tư cho GD-ĐT chưa hiệuquả. Chính sách, cơ chế tài chính cho GD-ĐT chưa phùhợp. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhấtlà ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.Để giải quyết các hạn chế đó, một trong các giảipháp đặt ra là “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dụcgắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh,quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóađội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo.Tiến tới giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; giáo viên,giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trìnhđộ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viêncao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phảiđược đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộquản lí giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụquản lí”.Ở tầm vĩ mô, nhân lực cho công tác quản lí, hoạchđịnh chính sách về GD-ĐT được đào tạo tại các cơ sởGD-ĐT trong và ngoài nước. Chương trình đào tạongành Quản lí giáo dục đã và đang được triển khai tại cáccơ sở giáo dục đại học như Trường Đại học Giáo dục(ĐHGD), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội 2, Học viện Quản lí giáo dục, Họcviện Chính trị An ninh nhân dân… Tuy nhiên, đào tạonhân lực để thực thi các công việc quản lí, điều hành cụthể trong các cơ sở GD-ĐT (Quản trị trường học, Quảntrị cơ sở GD-ĐT…) thì chưa có cơ sở giáo dục đại họcnào trong nước nào thực hiện.Đại học Bắc Carolina Charlotte (Hoa Kì) công bốmục tiêu đối với chương trình cử nhân ngành Quản trịtrường học “Chương trình được thiết kế để chuẩn bị chohọc viên năng lực quản lí và điều hành, đặc biệt là chocác vị trí như hiệu trưởng và hiệu phó”. Trường Đại họcBang Mississippi “Chương trình chào đón sinh viênmong muốn có khả năng tạo cảm hứng, sáng tạo, các nhàlãnh đạo có tầm nhìn xa cho trường học thế kỉ XXI”.Khi người học có nguyện vọng đối với nghề nghiệptrong lĩnh vực giáo dục, ngoài lựa chọn các ngành sưphạm như sư phạm Toán; Vật lí; Hóa; Sinh… người họccó thể có thêm lựa chọn đối với các công việc liên quanđến lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục,đánh giá và phát triển chương trình đào tạo.Các cơ sở đào tạo ngành cử nhân quản trị trường họctrên thế giới cho rằng, khi sinh viên đạt được bằng cửnhân về quản trị trường học, họ hiểu rõ về cách tổ chứchoạt động giáo dục như thế nào, họ biết cách quản lí hiệuquả các giảng viên, đảm bảo năng lực của giáo viên vàđánh giá chương trình giảng dạy. Chương trình này cónhiều học phần có ích trực tiếp cho vị trí các nhà quản lítrong nhà trường. Hầu hết các tiểu bang ở Hoa Kì,9VJETạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 9-12Australia yêu cầu các hiệu trưởng trường tiểu học, trunghọc cơ sở và phổ thông phải có trình độ tối thiểu bằngthạc sĩ. Để tiếp tục phát triển ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: