Danh mục

Quốc lộ 3 thời Pháp thuộc (1897-1945)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quốc lộ 3 (hay đường 3) bắt đầu từ Hà Nội, chạy qua Thái Nguyên và Bắc Kạn lên Cao Bằng. Đường 3 có vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Quốc lộ 3 thời thuộc Pháp (1897 - 1945) được gọi là đường thuộc địa số 3 (Route coloniale No3) – Một trong những tuyến đường thuộc địa Pháp mở nhằm phục vụ mục đích cai trị và khai thác thuộc địa Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quốc lộ 3 thời Pháp thuộc (1897-1945)Nguyễn Thị HòaTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ188(12/3): 203 - 208QUỐC LỘ 3 THỜI PHÁP THUỘC (1897 - 1945)Nguyễn Thị Hòa*Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTQuốc lộ 3 (hay đường 3) bắt đầu từ Hà Nội, chạy qua Thái Nguyên và Bắc Kạn lên Cao Bằng.Đường 3 có vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vựcĐông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Quốc lộ 3 thời thuộc Pháp (1897 - 1945) được gọi làđường thuộc địa số 3 (Route coloniale No3) – Một trong những tuyến đường thuộc địa Pháp mởnhằm phục vụ mục đích cai trị và khai thác thuộc địa Việt Nam. Trên cơ sở tuyến đường từ kinhthành Thăng Long tới châu Quảng Uyên (Cao Bằng) đã có từ các triều đại phong kiến Việt Nam,Pháp mở rộng, nâng cấp chất lượng tuyến đường thành đường thuộc địa. Đường thuộc địa số 3được Pháp cải tạo, duy tu và xây dựng từ cuối thế kỉ XIX. Từ năm 1912, được sự đầu tư của ngânsách Đông Dương của Pháp, đường thuộc địa số 3 nhanh chóng được mở rộng và trải nhựa. Tuyếnđường đảm bảo cho các hoạt động giao thông vận tải trong khu vực chạy qua và kết nối với cáctuyến đường khác ở khu vực Đông Bắc, các khu vực khác trên cả nước qua trung tâm Hà Nội cóvai trò và tác động hai mặt đối với nước ta và Pháp.Từ khóa: Quốc lộ 3, đường thuộc địa số 3, Hà Nội – Cao Bằng, Pháp thuộc, 1897-1945MỞ ĐẦU*Sau gần 30 năm chiến tranh, với Hiệp ước Patơ-nốt (1884), thực dân Pháp đã buộc triềuđình nhà Nguyễn đầu hàng và thừa nhận nềnbảo hộ của chúng ở Việt Nam. Trước sựkháng cự quyết liệt của nhân dân ta, phải đếnnăm 1897, Pháp mới cơ bản hoàn thành côngcuộc bình định nước ta về quân sự. Từ đây,thực dân Pháp nhanh chóng và thực sự bắt tayvào tổ chức việc cai trị, khai thác thuộc địaĐông Dương. Trong mục tiêu xâm lược củathực dân Pháp, Việt Nam không chỉ là mộtthuộc địa béo bở vào hạng nhất ở Đông NamÁ, mà còn là một bàn đạp để xâm nhập TrungQuốc và thôn tính Đông Dương và tiến xahơn để thiết lập một vùng thuộc địa rộng lớntrên bán đảo Trung - Ấn. Bởi vậy, sau khichiếm Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã nhanh chóngthực hiện kế hoạch bình định cấp tốc vùngtrung du và thượng du Bắc Kỳ, sau khi bìnhđịnh xong thì lại nhanh chóng thực hiện songsong việc khai thác thuộc địa, vơ vét tàinguyên với việc tìm cách tiến sát Trung Quốc.Để phục vụ cho công cuộc bình định và khaithác thuộc địa của mình, bên cạnh hệ thốnggiao thông đường sắt, đường thủy, Pháp xâydựng hệ thống đường bộ nhằm đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên và*Tel: 0973 748369, Email: hoakhoasu@dhsptn.edu.vnviệc phục vụ các loại xe tiếp tế lương thực, đạndược cho quân đội, trại lính nằm phân tán trêntoàn lãnh thổ; cơ động di chuyển quân đối phóvới các cuộc nổi dậy, kiểm soát an ninh.Việc nghiên cứu quá trình xây dựng và hoạtđộng trên tuyến đường cũng như vai trò, tácđộng của nó không chỉ có ý nghĩa làm rõthêm lịch sử dân tộc thời thuộc Pháp, ý nghĩagiáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đấtnước mà còn rút ra được những bài học choviệc phát triển và quản lý giao thông vận tảihiện nay.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUChúng tôi tiếp cận vấn đề trên hai góc độ làtiếp cận tổng thể và tiếp cận vùng; vớiphương pháp lịch sử, phương pháp logic vàcác phương pháp khác: Tổng hợp, phân tích,so sánh…Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử đểthu thập tài liệu, trên cơ sở đó phục dựng lạiquá trình xây dựng và khai thác tuyến đườngmột cách toàn diện, chi tiết cụ thể.Phương pháp logic được sử dụng để làm rõbản chất, âm mưu của thực dân Pháp trongviệc phát triển hệ thống giao thông nói chungvà đường thuộc địa số 3 nói riêng; vai trò vàtác động của tuyến đường đó với Pháp vàViệt Nam.Nguồn tài liệu là các công trình nghiên cứu đã203Nguyễn Thị HòaTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆxuất bản (sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án,đề tài), đặc biệt là nguồn tài liệu tiếng Pháplưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬNChủ trương mở đường thuộc địa số 3 của PhápMục đích mở đườngXuất phát từ mục tiêu thực hiện chương trìnhhoạt động do Toàn quyền Đông Dương PaulDoumer gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địaPháp (22/3/1897) là “…Cung cấp cho ĐôngDương các công cụ phát triển kinh tế, các hệthống đường sắt, đường bộ, đường thủy vàcảng để phát huy giá trị của xứ này;..Hoànthành công cuộc bình định Bắc Kỳ, bảo đảmhòa bình và sự ổn định trên các tuyến biêngiới của vùng này;…Mở rộng ảnh hưởng củaPháp, phát triển các lợi ích của Pháp tại ViễnĐông, nhất là tại các quốc gia láng giềng vớithuộc địa.” [3, tr.486 - 487], thực dân Phápđã ưu tiên đầu tư lớn cho giao thông vận tảingay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứnhất (1897 - 1914). Bên cạnh hệ thống giaothông đường sắt, đường thủy, đường bộ đượcchú trọng. Trong hệ thống giao thông đườngbộ Pháp mở, quan trọng nhất là các đườngthuộc địa, trong đó có đường thuộc địa số 3.Đường thuộc địa số 3 nằm trong hệ thốnggiao thông đường bộ vùng Đông Bắc ViệtNam, thuộc phạm vi các tỉnh Hà Nội, TháiNguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Phong trào đấutranh của đồng bào nhân dân các tỉnh trung dumiền núi Đông Bắc, đặc biệt là trên địa bànđường 3 đặt ra cho Pháp yêu cầu đưa quân độidập tắt các cuộc đấu tranh, thiết lập bộ máycai trị chặt chẽ. Trong khi đó, Pháp gặp khókhăn trong việc di chuyển vì đây là địa bànrừng núi, đèo cao, đường sá nhỏ hẹp, bị cắtngang bởi nhiều sông suối. Bởi vậy, Phápbuộc phải chú trọng đầu tư mở đường, cải tạogiao thông vận tải ở đây.Đường thuộc địa số 3 được ví như một cánhtay của người Pháp cùng với đường thuộc địasố 1, số 2 vươn từ Hà Nội lên phía Bắc ViệtNam kết hợp với đường thuộc địa số 4 (chạydọc biên giới Việt – Trung) giúp Pháp kiểmsoát toàn bộ vùng này và biên giới Đông BắcViệt Nam.204188(12/3): 203 - 208Cùng với mục tiêu chính trị, quân sự như trên,Pháp mở đường thuộc địa số 3 nhằm khaithác, vơ vét nguồn tài nguyên phong phú củacác tỉnh như mỏ kẽm Lang Hít, mỏ than PhấnMễ, mỏ sắt ở huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, PhúLương ( ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: