Danh mục

Quy định chuyển giao công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ ở trường đại học

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 417.47 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quy định chuyển giao công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ ở trường đại học" nhằm mục tiêu giúp người đọc có thể hiểu một phần về các quy định chuyển giao công nghệ, những chính sách được nhà nước hỗ trợ trong chuyển giao công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học, thực trạng chuyển giao công nghệ trong 03 năm gần đây của Trường Đại học Thủ Dầu Một so với mặt bằng chung về chuyển giao công nghệ trong tỉnh Bình Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định chuyển giao công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ ở trường đại học QUY ĐỊNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Nguyễn Thị Thanh Thảo1 1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: thanhthao@tdmu.edu.vn.TÓM TẮT Nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CGCN) được các trường đạihọc ngày càng quan tâm chú trọng. Trong điều kiện các trường đại học công lập chuyển đổisang mô hình tự chủ đại học toàn diện thì NCKH và CGCN không chỉ là yêu cầu bắt buộc, làsự phát triển bản thân của giảng viên (GV) sinh viên (SV) trong công tác dạy và học mà còn làmục tiêu sống còn của nhiều trường. Ngoài các quy định về NCKH, vấn đề CGCN cũng cầnphải được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là các quy định của nhà nước, những chính sách pháttriển và CGCN nhằm giúp cho GV, SV có nguồn thông tin chính thống để thực hiện hiệu quả. Từ khóa: Chuyển giao công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công tác NCKH và phát triển công nghệ ở các trường đại học, thì quy định về hoạtđộng NCKH được các GV, SV quan tâm và tìm hiểu nhiều. Tuy nhiên, đối với việc đăng kýquyền sở hữu trí tuệ và các quy định CGCN đối với các kết quả thực hiện đề tài khoa học, dựán phát triển ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Điều này dẫn đến nhiều kết quả NCKH từ cácđề tài, dự án chưa được xác lập quyền và chuyển giao hiệu quả. Bài viết nhằm mục tiêu giúpngười đọc có thể hiểu một phần về các quy định CGCN, những chính sách được nhà nước hỗtrợ trong CGCN tại các cơ sở giáo dục đại học, thực trạng CGCN trong 03 năm gần đây củaTrường Đại học Thủ Dầu Một so với mặt bằng chung về CGCN trong tỉnh Bình Dương.2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Việc CGCN ở các trường đại học còn chưa cao một phần do chưa nắm bắt được các quyđịnh nhà nước về CGCN. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi quan tâm đến những quy định vềhoạt động CGCN được quy định tại Luật CGCN số 07/2017/QH14 (Luật CGCN (2017)). Đối tượng điều chỉnh tại Luật CGCN (2017): quy định về hoạt động CGCN tại Việt Nam, từnước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhântham gia hoạt động CGCN; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng CGCN; biện pháp khuyếnkhích CGCN, phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN); quản lý nhà nước về CGCN. 2.1 . Khái niệm công nghệ và CGCN: Bí quyết là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinhdoanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm côngnghệ. Bí quyết bao gồm bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ. 415 Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiệndùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. CGCN là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ côngnghệ từ bên có quyền CGCN sang bên nhận công nghệ. Trong đó: - Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toànbộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyểngiao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữucông nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. - Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cánhân khác sử dụng công nghệ của mình. - Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm: + Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ; + Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ chobên thứ ba; + Lĩnh vực sử dụng công nghệ; + Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ; + Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyểngiao tạo ra; + Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra; + Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việcchuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyềnsở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 2.2. Chủ thể có quyền CGCN bao gồm: - Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sửdụng công nghệ. - Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng côngnghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý. 2.3 . Đối tượng của CGCN: a. Đối tượng công nghệ được chuyển giao: - Bí quyết là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinhdoanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: