1. Khái niệm
Sự phân dị của các quá trình địa lý và tổng thể tự nhiên do sự biến đổi địa hình bề mặt Trái đất. Địa hình bề mặt Trái Đất (yếu tố phi địa đới) nói chung phá vỡ hoặc làm lệch tính địa đới theo vĩ độ (sự phân bố của đới ngang) và thay vào đó làm xuất hiện tính đai cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
1. Khái niệm
Sự phân dị của các quá trình địa lý và tổng thể tự nhiên do sự biến đổi địa hình bề
mặt Trái đất. Địa hình bề mặt Trái Đất (yếu tố phi địa đới) nói chung phá vỡ hoặc
làm lệch tính địa đới theo vĩ độ (sự phân bố của đới ngang) và thay vào đó làm
xuất hiện tính đai cao.
Theo X.V.Kalexnik phân biệt: ”cái gì phụ thuộc vào sự phân bố bức xạ mặt trời thì
có tính địa đới, cái gì phụ thuộc vào tác dụng của lực bên trong thì có tính phi địa
đới”.
2. Nguyên nhân
Nguồn năng lượng của quá trình phi địa đới chủ yếu là nguồn năng lượng nội sinh:
năng lượng do sự phân dị trọng lực, năng lượng phát sinh của các dòng đối lưu
nhiệt trong mantle (nguyên nhân gây sự dịch chuyển các mảng thạch quyển),
ngoài ra nguồn năng lượng do sự phân hủy phóng xạ chủ yếu là Uran và Thori ở vỏ
cứng của Trái Đất (sinh ra tổng cộng 4,3 x1020 cal/năm).
3. Biểu hiện
1) Sự phân bố của lục địa và đại dương
Sự biểu hiện chủ yếu nhất của quá trình phân dị phi địa đới là sự phân chia bề mặt
trái đất thành khối nhô lục địa và các vùng trũng đại dương, nghĩa là thành đất nổi
và đại dương thế giới. Đất nổi chiếm 29% diện tích bề mặt, đại dương chiếm 71%,
hơn nữa tương quan giữa chúng không đều ở các bộ phận khác nhau của quyển
trên mặt địa cầu.
Do những khác biệt về tính chất vật lý của bề mặt rắn và của tầng nước đại dương
mà các khối khí khác nhau được hình thành trên các bề mặt ấy. Sự di chuyển các
khối khí (lục địa – đại dương) xuất hiện làm phức tạp hóa các hoàn lưu chung (địa
đới) của khí quyển.
Nguồn năng lượng nội sinh gây nên những vận động của các mảng vỏ Trái Đất làm
thay đổi sự phân bố lục địa và đại dương, tạo nên các dãy núi cao, các vực biển sâu,
các vành đai động đất, núi lửa, các nếp uốn, đứt gãy, các hiện tượng biển tiến, biển
thoái…
2) Địa ô (qui luật theo kinh độ)
Sự phân bố đất liền và biển làm cho khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây, làm cho
các đới cảnh quan không đồng nhất theo chiều ngang, càng vào trung tâm lục địa
thì mức độ độ lục địa của khí hậu càng tăng. Sở dĩ như vậy là vì trung tâm lục địa
càng xa đại dương thì lượng ẩm trong không khí càng ít và lượng mưa cũng giảm
đi. Sự phân dị khí hậu theo chiều dọc lục địa (theo hướng kinh tuyến) như thế của
đới được gọi là địa ô (hay sectơ).
3) Đai cao (qui luật đai cao)
Ở các miền núi tính địa đới theo vĩ độ trở nên phức tạp hơn bởi tính vòng đai theo
độ cao. Tính vòng đai theo độ cao (qui luật đai cao hay tính địa đới theo chiều
thẳng đứng) được liệt vào trong số các quy luật địa lý tự nhiên phổ biến.
Sự hình thành tính vòng đai theo độ cao là do sự thay đổi tình trạng cân bằng
nhiệt – sự giảm nhiệt và sự thay đổi lượng mưa theo chiều cao (Cường độ bức xạ
mặt trời tăng lên mạnh mẽ theo độ cao, bởi vì bề dày và mật độ của quyển khí giảm
đi, hơn nữa lượng hơi nước và bụi trong đó cũng giảm xuống một cách đột ngột, do
đó sự mất nhiệt của bức xạ cũng giảm đi).
Tính vòng đai theo độ cao cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào hàng loạt nguyên nhân:
thứ nhất, khối nâng miền núi phân bố ở đới cảnh quan cụ thể nào, thứ hai; nó
thuộc vào ô địa lý tự nhiên nào, thứ ba; hệ thống núi có đặc điểm sơn văn như thế
nào.
1) Mỗi đới theo độ vĩ có một kiểu tính vòng đai theo độ cao của mình, được đặc
trưng bằng số lượng vòng đai, tính liên tục trong sự kế tiếp nhau của chúng, ranh
giới độ cao của mỗi vòng đai. Ở gần xích đạo, số lượng vòng đai có thể tăng lên,
ranh giới những vòng đai ấy di chuyển lên phía trên. Ví dụ dãy núi Ural phân chia
khu vực Đông Âu và châu Á, do kéo dài trên 2000 km theo phương kinh tuyến nên
có sự kế tiếp nhau của các loại vòng đai ở các đới khác nhau, từ đới đài nguyên đến
nửa hoang mạc.
2) Ở mỗi ô địa lý tự nhiên các kiểu tính vòng đai theo đới có những biến dạng của
mình. Những biến dạng này không phải ở số lượng vòng đai, mà ở thành phần cấu
thành của chúng hay đặc tính của từng vòng đai. Thí dụ, vòng đai đồng cỏ Anpi chỉ
có ở các ô gần đại dương, và không thấy ở các ô khí hậu lục địa…
3) Đặc tính của tính vòng đai phụ thuộc nhiều vào hướng phơi của các sườn núi, vị
trí tương hỗ của các dẫy núi. Ví dụ, dãy Trường Sơn nằm chắn ngang các hướng gió
mùa Đông Bắc – Tây Nam, khiến cho sườn Đông có mưa, sườn Tây khô hạn.
Hình 3.6 Sơ đồ về tính vòng đai theo độ cao ở sườn tây của dẫy núi Ural. 1: núi trọc
cao, 2; đài nguyên núi, 3: rừng bulô và đồng cỏ núi, 4: thảo nguyên rừng và rừng
thưa trên núi, 5: taiga núi màu tối, 6: tai ga núi màu sáng, 7: tai ga phụ trên núi, 8:
rừng lá rộng trên núi, 9: thảo nguyên rừng trên núi.
Hình 3.7 Sự phân bố của thảm thực vật theo độ cao ở phần tây Bắc Mỹ (sơ đồ
không thuộc một núi xác định nào mà chung đối với trung tâm của núi đá ở bang
Uta (Odum, 1983)
Lưu ý rằng có sự khác nhau về bản chất giữa tính tính phân đới theo độ cao (qui
luật đai cao) và tính phân đới theo chiều ngang (qui luật địa đới).
Trong trường hợp đai cao, các thành phần tự nhiên bề ngoài có vẻ như lặp lại sự
thay đổi của các thành phần ...