Danh mục

quy trình sửa chữa động cơ DT-75, chương 3

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.08 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống truyền lực bao gồm pittông-thanh truyền-trục khuỷu và bánh đà. Nhiệm vụ cơ cấu pittông-thanh truyền-trục khuỷu là biến chuyển tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại.Hệ thống truyền lực làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Áp suất khoảng 60120 kG/cm2, nhiệt độ khoảng 300-5000C, chịu mài mòn, ăn mòn hoá học bởi khí cháy, chịu ứng suất cơ, ứng suất nhiệt cao. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
quy trình sửa chữa động cơ DT-75, chương 3Chương 3: Hệ thống truyền lực Hệ thống truyền lực bao gồm pittông-thanh truyền-trục khuỷu và bánh đà. Nhiệm vụ cơ cấu pittông-thanh truyền-trục khuỷu là biến chuyển tịnh tiến củapittông thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại. Hệ thống truyền lực làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Áp suất khoảng 60-120 kG/cm2, nhiệt độ khoảng 300-5000C, chịu mài mòn, ăn mònhoá học bởi khícháy, chịu ứng suất cơ, ứng suất nhiệt cao.1.2.2.1. Nhóm pittông1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc và yêu cầu+ Nhiệm vụ Pittông góp phần cùng xylanh, nắp xylanh tạo thành không giancông tác của động cơ. Pittông nhận áp lực khí cháy từ phía đỉnh và truyền tới trụckhuỷu qua thanh truyền và ngược lại. Ngoài ra pittông còntruyền nhiệt khí cháy sang xécmăng đến lót xylanh và truyền ramôi trường. Đối với động cơ 2 kỳ pittông còn có vai trò đóng mở cửa nạp, cửa xả. Ngoài ra, pittông còn có nhiệm vụ làm kín không gian công tác của động cơ đốttrong, đảm bảo khí không lọt xuống cácte và dầu bôi trơn lênbuồng đốt.+ Điều kiện làm việc Pittông làm việc trong điều kiện rất phức tạp, chịu tác dụng củalực khí cháy, lực quán tính của bản thân, chịu nhiệt độ cao củabuồng đốt, chịu ma sát, mài mòn với xylanh trong điều kiện bôitrơn kém, chịu lực va đập của chốt pittông vào bệ chốt và củaxécmăng vào rãnh pittông. Pittông còn bị ăn mòn do tạp chất và các hoá chất có trong khí cháy gây nên. + Yêu cầu Do làm việc trong điều kiện phức tạp và khắc nghiệt nên yêucầu pittông chịu được ứng suất cơ và ứng suất nhiệt, không bịbiến dạng, chịu được ma sát và mài mòn. Hệ số giãn nở vì nhiệt của pittông phải nhỏ, truyền nhiệtnhanh. Khe hở lắp ráp chính xác, đủ độ cứng, độ bóng. Khi lắp ráp đường tâm của pittông và xylanh phải trùng nhau,đường tâm này phải vuông góc với đường tâm chốt.2. Đặc điểm cấu tạo+ Pittông Pittông đúc bằng hợp kim nhôm, đỉnh pittông có kết cấudạng “đỉnh chứa buồng cháy”, trong đó buồng đốt được đặt lệch5mm so với trục hình học của pittông: - Nhằm tận dụng được xoáy lốc của không khí trong quá trình nén, tạo ra hỗnhợp cháy tốt nhất. - Loại này có sức bền kém và diện tích chịu nhiệt lớn hơn so với loại đỉnhbằng. Pittông được chế tạo hợp kim nhôm, do đó khối lượng nhẹ, làm giảm đáng kểlực quán tính. Hình 1.5: Pittông -chốt pittông máy DT-75 tháo rời+ Chốt pittông Chốt pittông có kết cấu đơn giản, là một trụ rỗng, bề mặt đượctôi cứng và mài bong. Chốt pittông thuộc loại “bơi” làm bằng thép12XH3A xêmatit hoá theo đường kính. Chốt pittông để nối pittông với tay biên và được khoá hãm bằngcác vòng hãm, khoá đầu trục. Khi lắp ghép, mối ghép giữa chốtpittông và đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép lỏng. + Xécmăng Mỗi pittông có 3 vòng găng hơi và 2 vòng găng dầu: Vòng găng hơi trên cùng được mạ crôm phần lưng. Bề mặt ngoài của các vòng găng được tráng thiếc, 2 vòng găng hơi dưới được vát ở cạnh ngoài.Hình 1.6: Xécmăng

Tài liệu được xem nhiều: