Danh mục

Quy trình tổ chức seminar trong dạy học theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 436.37 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày dạy học nhằm phát triển năng lực (NL) cho sinh viên sư phạm là xu hướng tất yếu trong đào tạo sư phạm. Quy trình tổ chức seminar được tiến hành qua ba giai đoạn (chuẩn bị, thực hiện và kết thúc) và 12 bước. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình tổ chức seminar trong dạy học theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm 154 QUY TRÌNH TỔ CHỨC SEMINAR TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TS. Nguyễn Thị Bích Liên1 Tóm tắt: Quy trình tổ chức seminar trong dạy học nhằm phát triển năng lực (NL) cho sinh viên sư phạm là xu hướng tất yếu trong đào tạo sư phạm. Quy trình tổ chức seminar được tiến hành qua ba giai đoạn (chuẩn bị, thực hiện và kết thúc) và 12 bước. Mỗi bước có nhiều hoạt động tương tác giữa giảng viên và sinh viên (cụ thể ở mục 2.2). Mỗi bước trong từng giai đoạn giúp sinh viên phát triển năng lực theo chuẩn nghề nghiệp. Ba nhóm năng lực được tập trung nghiên cứu là: nhóm năng lực chuẩn bị seminar (NL tự nghiên cứu tài liệu, NL tìm kiếm thông tin, NL tư duy độc lập…); nhóm năng lực thực hiện seminar (NL thuyết trình, NL giao tiếp…); nhóm năng lực tự đánh giá (NL xác định cơ hội phát triển, NL lập kế hoạch phát triển cá nhân…) Từ khoá: Quy trình, seminar trong dạy học và phát triển năng lực.1. Đặt vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những hướng để nâng cao chấtlượng dạy học (DH). Đối với trường sư phạm, khoa sư phạm (KSP), sự đổi mới này phảiđi đầu nhằm kích thích sinh viên sư phạm (SVSP) không những học tập để nắm vữnghệ thống tri thức cơ bản liên quan đến nghề mà còn phải rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảonghề nghiệp, say mê tra cứu, sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình, v.v. nhằmphát triển năng lực nghề nghiệp cho SVSP ngay từ giảng đường đại học. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một hướng đổi mới tích cực trong giáo dục đại họchiện nay. Triết lý của phương thức đào tạo này là: Tôn trọng người học, xem người họclà trung tâm trong quá trình đào tạo. Bản chất của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là sự tích1 Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: ntblien257@gmail.com.QUY TRÌNH TỔ CHỨC SEMINAR TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ... 155lũy kiến thức được quy định trong các chương trình đào tạo như: số tín chỉ tích lũy tốithiểu và điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu quy định cho mỗi chương trình để sinhviên có thể tốt nghiệp. Trong chương trình đào tạo này, giảng viên (GV) cần dành thờigian cho sinh viên (SV) tự nghiên cứu nhiều hơn nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạocủa SV. Trong đó, hình thức seminar là hình thức mà chúng ta có thể sử dụng như là mộtgiải pháp quan trọng nhằm đảm bảo được những yêu cầu cơ bản của việc đào tạo theohệ thống tín chỉ cũng như nâng cao hiệu quả dạy học ở đại học. Khi tổ chức seminar trong dạy học theo hướng phát triển năng lực, điều trướctiên phải chú ý là xây dựng được quy trình tổ chức phù hợp, tạo điều kiện để quátrình tổ chức đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, thông qua quá trình tổ chức seminarphải giúp phát triển ở SVSP những năng lực cơ bản của nghề dạy học, đáp ứng yêucầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những vấn đề chung về quy trình tổ chức seminar trong dạy học theohướng phát triển năng lực Đối với nhiều công việc, quy trình sử dụng để thực hiện công việc đó quantrọng hơn nhiều so với sản phẩm làm ra. Nói đến quy trình là nói đến giải pháp kỹthuật hay công nghệ. Quy trình chính là bản chỉ dẫn kỹ thuật cho việc thực hiệnmột quá trình hoạt động nào đó. Nếu tuân thủ theo đúng quy trình một cách lôgicnghiêm ngặt thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động. Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý và các cộng sự: “Quytrình là các bước phải tuân theo khi tiến hành công việc nào đó”. Theo “Các thẻ đanăng” của Dự án tăng cường năng lực các trung tâm dạy nghề đã triển khai ở Việt Namtừ 1995 đến 2004, John Cullum cho rằng: “Quy trình là các bước được thực hiện theomột trình tự thích hợp để hoàn thành một kỹ năng”. Ở đây, chúng tôi quan niệm: Quytrình là một trình tự các thao tác, các bước, các khâu, các công đoạn, v.v. để thựchiện một hoạt động nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Seminar là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học nhằm phát huy vaitrò tích cực, độc lập của SV; đồng thời giúp cho SV bước đầu tiếp cận với nhữngphương pháp nghiên cứu khoa học để trở thành một cán bộ khoa học có trình độ.Hơn nữa, thông qua việc tổ chức seminar sẽ giúp phát triển ở SV những năng lựcnghề nghiệp cơ bản, đặc biệt đối với SVSP. Chúng tôi cho rằng, năng lực là một tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ phùhợp với những yêu cầu của một hoạt động, được cá nhân tích lũy và sử dụng đểgiúp cho hoạt động đó hoàn thành có kết quả ở một mức độ nhất định. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 156 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL Mỗi con người có năng lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: