Danh mục

Quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 433.43 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam" sử dụng các phương pháp phân tích để làm rõ nội dung cơ bản trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam và dùng phương pháp so sánh để thấy rõ được sự thay đổi, hoàn thiện của pháp luật đối với đối tượng nêu trên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam QUYỀN SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Bùi Văn Huy1 1. Lớp CH21LK01. Email:buivanhuy0705@gmail.com TÓM TẮT Trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp kèm theo đó có một quy định pháp lý rõ ràng hơn và một định nghĩa cụ thể đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài về quyền sở hữu bất động sản của họ tại Việt Nam. Để khuyến khích đầu tư tại Việt Nam thì bên cạnh chính sách ưu đãi của Luật Đầu tư thì Luật Đất đai cần mở rộng cho họ những điều kiện để được sử dụng đất một cách hợp pháp như là nhận chuyển giao từ Nhà nước hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất từ một cá nhân khác mà vẫn nằm trong khuôn khổ quản lý và tuân thủ các quy định pháp luật tại nơi có bất động sản. Trong bài viết này đã sử dụng các phương pháp phân tích để làm rõ nội dung cơ bản trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam và dùng phương pháp so sánh để thấy rõ được sự thay đổi, hoàn thiện của pháp luật đối với đối tượng nêu trên. Từ khoá: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, quyền sở hữu bất động sản, quyền sử dụng đất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với quan điểm thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc trong mọi giai đoạn cách mạng, người Việt Nam định cư nước ngoài từ lâu đã được xem là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó họ còn là những người có đầy đủ tiềm lực lớn mạnh về kinh tế và chất xám, là những nhà đầu tư góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của đối tượng này, Đảng và Nhà nước không ngừng mở rộng các chính sách kinh tế, xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ có thể trở về quê hương, đem tiềm lực tài chính và trí tuệ của mình góp phần vào sự phát triển của nước nhà. Thời điểm hiện tại, xu thế đang phát triển rầm rộ và ai cũng có mong muốn làm giàu lên nhờ bất động sản cụ thể là các giao dịch về quyền sở hữu đất. Trong khi đó những quy định cụ thể, những định nghĩa để xác định quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng, sở hữu đất vẫn chưa được Luật Đất đai 2013 làm sáng tỏ chỉ có viện dẫn từ các quy định của luật khác rồi tự đúc kết lại. Bên cạnh các chính sách xã hội như ban hành quy chế miễn thị thực cho kiều bào thì các chính sách pháp luật là công cụ hữu hiệu và nhanh chóng thúc đẩy người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về xây dựng đất nước, đặc biệt là các chính sách pháp luật về kinh tế. Có thể thấy với sự ra đời của Luật Đầu tư 2014, pháp luật đã dành nhiều ưu đãi cho đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về sự phân biệt đối xử so với các tổ chức, cá nhân trong nước, để họ thấy được mình là một bộ phận không thể 179 tách rời của dân tộc. Để khuyến khích đầu tư tại Việt Nam thì bên cạnh chính sách ưu đãi của Luật Đầu tư thì Luật Đất đai cần trao cho họ những điều kiện thông thoáng để được sử dụng đất một cách hợp pháp mà vẫn trong sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật đất đai khi áp dụng vào thực tiễn lại bộc lộ không ít những bất cập làm hạn chế cơ hội để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất đầu tư tại Việt Nam. Dặc biệt là đối với các dự án không nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng? Những bất cập này vô hình trung đã làm giảm tỷ trọng đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào thị trường trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Pháp luật cần có sự nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời để khắc phục những bất cập còn tồn tại, quy định khung pháp lý rõ ràng về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng như mở rộng cơ hội để họ có thể tiếp cận quyền sử dụng đất một cách dễ dàng hơn, loại bỏ những hạn chế không cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận mang tính chất nền tảng và được sử dụng trong toàn bộ khóa luận là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm mọi sự vật hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng của nó. Pháp luật là một bộ phận thuộc về kiến trúc thượng tầng của mỗi quốc gia, phản ánh ý chí của Nhà nước và nội dung, tính chất của nó được quyết định bởi cơ sở hạ tầng là các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia đó. Các nguyên lý về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được áp dụng khi nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, phải đặt các quy định của pháp luật đất đai hiện hành trong mối quan hệ với các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của đất nước thì mới có được cái nhìn khách quan và toàn diện. Đồng thời, bài viết còn được nghiên cứu dựa trên nền tảng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong mối tương quan với các quy định của pháp luật đất đai về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài để có thể nhìn nhận các quy định của pháp luật một cách đúng đắn, tránh tình trạng hiểu sai lệch, xa rời đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau: Để nhìn nhận một cách sơ lược quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật đất đai qua các thời kỳ về quyền sở hữu bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu và phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể. Phương pháp nghiên cứu được v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: