Thông tin tài liệu:
Trước khi sinh Ba tháng đầu tiên của thai kỳ: Vào khoảng sáu hoặc bảy tuần trong bụng mẹ, thai nhi hình thành một dải mô gọi là lá răng, là tiền đề của chồi răng. Ba tháng tiếp theo: Khoảng tuần thứ 20, chồi răng của bé bắt đầu phát triển. Khi được sinh ra Từng chiếc răng đã được hình thành nhưng chúng vẫn còn trong hàm cho đến khi bé mọc răng. Khoảng 2000 đứa trẻ thì có một bé đã có răng khi mới vừa sinh ra – người ta gọi đó là nanh sữa. 3...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Răng của bé và những mốc phát triển quan trọng
Răng của bé và những mốc phát triển quan trọng
Trước khi sinh
Ba tháng đầu tiên của thai kỳ: Vào khoảng sáu hoặc bảy tuần trong bụng mẹ,
thai nhi hình thành một dải mô gọi là lá răng, là tiền đề của chồi răng.
Ba tháng tiếp theo: Khoảng tuần thứ 20, chồi răng của bé bắt đầu phát triển.
Khi được sinh ra
Từng chiếc răng đã được hình thành nhưng chúng vẫn còn trong hàm cho
đến khi bé mọc răng. Khoảng 2000 đứa trẻ thì có một bé đã có răng khi mới
vừa sinh ra – người ta gọi đó là nanh sữa.
3 - 6 tháng
Trẻ chảy nước dãi vì nhiều lý do, nhưng mọc răng là một trong những lý do
phổ biến nhất. Theo mô hình chung của các bé thì răng hàm dưới ở vị trí
trung tâm sẽ mọc trước tiên.
6 - 8 tháng
Nếu giai đoạn trước bé chưa mọc răng thì giai đoạn này khả năng chiếc răng
đầu tiên xuất hiện sẽ rất cao. Ta gọi chúng là răng sữa.
8 - 12 tháng
Ở hàm trên (phía trên răng cửa ở vị trí trung tâm), răng bắt đầu xuất hiện.
Giới tính đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển răng của bé. Răng của
bé gái thông thường xuất hiện sớm hơn răng của bé trai.
9 - 13 tháng
Bé đang dần hình thành nụ cười tỏa nắng với các răng xung quanh răng cửa
bắt đầu “nhô lên”.
10 - 16 tháng
Giai đoạn này bé thường có 8 chiếc răng bao gồm răng cửa và các răng xung
quanh ở cả hai hàm. Điều quan trọng là bạn cần giúp bé đánh răng hàng
ngày để giữ vệ sinh.
12 - 18 tháng
Giai đoạn này bạn nên tập cho trẻ có thói quen đánh răng (hoặc bạn đánh
cho chúng) để giữ gìn vệ sinh răng miệng. Bạn cần sử dụng kem đánh răng
có chất fluoride hàm lượng thấp được khuyên dùng cho trẻ em vì có khả
năng trẻ sẽ nuốt kem khi đánh răng.
13 - 19 tháng
Răng hàm bắt đầu xuất hiện ở cả hai hàm. Việc mọc những chiếc răng lớn
như thế này khiến trẻ bị đau nhức và khó chịu.
16 - 22 tháng
Những chiếc răng nanh mọc trong thời kỳ này có thể được gọi bằng tên dễ
thương là răng khểnh hoặc gọi đùa là răng “ma cà rồng” vì chúng có hình
nhọn. Và không quên việc đánh răng mỗi ngày để trẻ có nụ cười đẹp hơn.
18 - 24 tháng
Sẽ là một ý kiến hay nếu giai đoạn này bạn bắt đầu cho bé làm quen với việc
kiểm tra răng thông qua các nha sĩ.
2 tuổi
Từ 2 đến 3 tuổi, răng sữa của bé (20 chiếc trong tổng số) sẽ xuất hiện hết
thảy và bước vệ sinh răng miệng, một lần nữa, là một vấn đề quan trọng mà
bạn cần tập cho trẻ để tạo ra thói quen tốt suốt đời.
25 - 33 tháng
Chiếc răng lớn nhất của trẻ - chiếc răng hàm thứ hai xuất hiện và trẻ đạt đủ
20 chiếc răng sữa. Điều quan trọng là đưa trẻ đi khám răng để đảm bảo răng
của trẻ phát triển tốt, nhưng cũng đừng đi kiểm tra quá thường xuyên, chỉ
cần định kỳ 6 tháng/lần là được.
4 tuổi
Ở độ tuổi này, hàm răng của bé có nhiều khe hở. Cần khuyến khích trẻ đánh
răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Cũng cần hạn chế đồ uống có
đường, bao gồm cả nước ngọt đóng chai và nước trái cây.
6 - 7 tuổi
Chiếc răng đầu tiên bắt đầu lung lay và cuối cùng cũng “ra đi”. Nó thường là
chiếc răng mọc đầu tiên của trẻ ở vị trí trung tâm của hàm dưới.
7 - 8 tuổi
Bé thay răng theo nguyên lý “mọc trước – thay trước”, bắt đầu ở vị trí trung
tâm rồi lan ra các vị trí xung quanh.
9 - 13 tuổi
Quá trình thay răng sẽ dần dần hoàn thành ở cả hai hàm của bé.
14 - 23 tuổi
Răng của con bạn sẽ có 28 chiếc cho đến khi bé được 20 tuổi, khi chiếc răng
khôn xuất hiện và hoàn chỉnh hàm răng của bé với khoảng 30 - 32 chiếc
răng.