Danh mục

RAU SẮNG

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.23 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công dụng: Chồi non, lá, cụm hoa và quả non được dùng phổ biến làm rau ăn (nấu chín). Rau sắng có vị đậm đà đặc biệt, có thể dùng nấu canh nông, nhưng vẫn ngọt như canh thịt cá, hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thời gian chiến tranh, bộ đội hái rau sắng trong rừng rất nhiều để nấu canh và gọi tên chúng là " rau mỳ chính"; vì nó có vị ngọt như loại gia vị nổi tiếng này. Cụm hoa non được gọi là "rong rồng" lại có vị ngọt hơn cả lá; chúng thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RAU SẮNGRAU SẮNG Công dụng: Chồi non, lá, cụm hoa và quả non được dùng phổ biến làm rau ăn(nấu chín). Rau sắng có vị đậm đà đặc biệt, có thể dùng nấu canh nông,nhưng vẫn ngọt như canh thịt cá, hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thờigian chiến tranh, bộ đội hái rau sắng trong rừng rất nhiều để nấu canh và gọitên chúng là rau mỳ chính; vì nó có vị ngọt như loại gia vị nổi tiếng này.Cụm hoa non được gọi là rong rồng lại có vị ngọt hơn cả lá; chúng thườngđược hái riêng để bán. Quả chín có thể ăn được (phần vỏ quả mọng), nhưng ăn nhiều dễ bịsay. Ở Việt Nam, hạt dùng để ăn như lạc sau khi luộc hoặc rang chín. Rausắng là nguồn cung cấp protein và vitamin C. Trong 100 g ăn được của phầnchồi và lá tươi chứa: 76,6 g nước; 8,2 g protein; 10,0 g carbohydrat; 3,4 gchất xơ; 115 mg vitamin C. Giá trị năng lượng khoảng 300 kj/100 g. Riênglá rau sắng có 82,4% nước; 5,5-6,5% protit; 5,3-5,5% glucid; 2,2% cellulose,có đủ các loại acid min cần thiết cho cơ thể như: lysin, methionin,tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin và isoleucin. Hình thái: Cây gỗ nhỏ, cao 4-8 m, có khi đến 13 m, thân thường hình trụ, nhẵn,các cành mảnh ở ngọn cây, vỏ màu lục, khi già có màu lốm đốm trắng vàhoá bần. Lá mọc so le hình ngọn giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, rất nhẵn,dày, dài 7-12 cm, rộng 3-6 cm, gân phụ 4-5 đôi, mảnh, cuống dài 4-5 mm. Cụm hoa hình chùy, chia nhánh không đều, phần lớn tập trung thànhtừng nhóm ở những nốt phồng trên thân chính, nhưng c ũng có ở cành bên vàcả ở nách các tầng trên; cuống hoa dài tới 15 cm, vào giai đoạn tạo quả dàitới 20 cm; hoa đơn tính, mẫu 4 hoặc 5. Hoa đực không cuống, mọc đơn độchoặc trong nhóm 3-5 (chủ yếu ở cuối cuống) trong nách lá bắc nhỏ; cánh hoacong; chỉ nhị rất ngắn, đính liền với gốc cánh hoa; bao phấn khá lớn; thùyđĩa mật nạc, rộng bằng bầu thoái hoá. Hoa cái đơn độc trong mỗi lá bắc, đôi khi mọc thành cụm 3-4 cái;cuống hoa dài 3-7 mm, cánh hoa dính liền với bầu; các nhị lép nhỏ đính so levới thùy đĩa mật rộng. Quả hạch, hình elip tới gần hình trứng hoặc trứngngược, 2,3-4 cm x 1,5-2 cm, khi non màu lục, khi chín màu vàng da cam. Vỏquả mỏng, chỉ dày 1,5-2 mm, cùi giữa nạc-mọng nước, vỏ trong cùng dạnggỗ. Hạt 1, phôi hạt có 3-4 lá mầm, dạng dải đính trong nội nhũ dầu. Phân bố: - Việt Nam: Rau sắng mọc phổ biến ở nhiều tỉnh: Lào Cai, CaoBằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Kinh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Hoà Bình, Hà Tây (Ba Vì, Chùa Hương), Ninh Bình (Cúc Phương), ThanhHóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, KonTum, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hòa (Vọng Phu), Đồng Nai, Bà Rịa- VũngTàu (Núi Dinh). - Thế giới: Rau sắng phân bố ở các nước thái Lan, bán đảoMalaysia, Lào, Campuchia, và Philippin. Ở những vùng này rau sắng mọchoang dại và thường được gây trồng. Đây là loài hiếm ở Malaysia vàPhilippin. Đặc điểm sinh học: Cây mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, chân các núiđá vôi hay núi đất. Rau sắng mọc tự nhiên trong các rừng kín thường xanhmưa mùa; rất ít gặp trong các rừng nửa rụng lá và hầu như không gặp trongcác rừng khô rụng lá. Cây mọc trên nhiều loại đất như feralít đỏ vàng, đất phù sa cổ hoặcphù sa; đất phong hoá từ nhiều loại đá: đá vôi, đá granít, phiến thạch.... ở độcao 300-900(1.500) m. Sinh cảnh ưa thích nhất của rau sắng là các rừng thứsinh, có độ tàn che 0,4-0,6; dưới chân núi đá vôi hoặc ở nơi đất sâu dày,nhiều mùn, có độ ẩm tốt ven sông suối. Ở Việt Nam, loài này thường thấy ở vùng chân núi đá vôi, nơi cóđịa hình thoai thoải, thoát nước tốt. Rau sắng thường mọc cùng may tèo, teonòng, thôi ba hoặc bưởi bung, ở tầng cây gỗ thứ 2 của rừng. Tầng trên là các loài sấu, sâng, gội nếp, chò xanh... Vùng chân núiđá vôi của các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoà Bình, Phú Thọ, Hà Tây, NinhBình là nơi tập trung nhieu rau sắng nhất. Khu núi đá vôi của chùa HươngTích (Hà Tây) là một địa danh nổi tiếng với loài rau sắng đặc biệt này. Câythụ phấn nhờ côn trùng. Phát tán tự nhiên nhờ chim, nước và động vật hoangdại. Chúng đến ăn quả rau sắng và phát tán hạt đi khắp nơi. Cây ra hoa tháng4-5, quả chín tháng 6-8. ...

Tài liệu được xem nhiều: