Danh mục

Rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” (Sinh học 11)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 893.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cấu trúc, tiêu chí đánh giá kĩ năng tư duy phản biện; đề xuất quy trình và vận dụng vào rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng (Sinh học 11). Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” (Sinh học 11) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 34-39 ISSN: 2354-0753RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG” (SINH HỌC 11) Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn, Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; 1 Nguyễn Thị Bích Ngọc1,+, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phan Thị Thanh Hội2 +Tác giả liên hệ ● Email: nguyenbichngoc.tqt@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 25/8/2020 Many educational researchers believe that critical thinking is one of the Accepted: 07/9/2020 important skills students need to have, and it needs to be seen as one of the Published: 05/10/2020 goals of the educational process. In this study, on the basis of researching related documents, we have identified the structure of critical thinking skill, Keywords evaluation criteria for critical thinking skill and propose the process of training thinking, critical thinking, this skill. Applying the process of training critical thinking skill in teaching training, Biology. lessons 19 and 20 (Biology grade 11) shows the feasibility of this process. Applying the process can train this skill for students.1. Mở đầu Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không những là cơ hội phát triển mà còn là một thách thức lớn đối với nguồnnhân lực tương lai. Để có thể hòa nhập và thành công trong thời đại “Cách mạng 4.0”, ngoài trình độ chuyên môn,thế hệ trẻ còn cần tới những kĩ năng thiết yếu khác, trong đó tư duy phản biện (TDPB) được coi là một trongnhững kĩ năng quan trọng. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam vẫn tồn tại một bộ phận giới trẻ thụ động, thiếu bản lĩnhvà không có TDPB. Đây có thể chính là hệ quả của cách giáo dục truyền thống, chú trọng việc giáo dục học sinh(HS) theo kiểu “vâng lời, ngoan ngoãn” mà không chú trọng dạy HS cách thể hiện chính kiến của mình. Chính vìvậy, việc rèn luyện kĩ năng TDPB cho HS là cung cấp công cụ hữu hiệu giúp các em có thể thích nghi và làm chủcuộc sống của mình. Việc phát huy khả năng phản biện của HS trong dạy học nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng là một trongnhững cách góp phần xây dựng những giờ học mang tính dân chủ và nền giáo dục dân chủ, tiến bộ; đồng thời cũnggóp phần quan trọng vào việc xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực trong phát triển sự nghiệp giáo dục đápứng được công cuộc CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Bài báo trình bày cấu trúc, tiêu chí đánh giá kĩ năng TDPB; đề xuất quy trình và vận dụng vào rèn luyện kĩ năngTDPB cho HS trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng (Sinh học 11).2. Kết quả nghiên cứu2.1. Tư duy phản biện và kĩ năng tư duy phản biện - Tư duy phản biện: John Dewey (1933, tr 9) trong tác phẩm “How We Think” cho rằng, cần xem TDPB như là một mục đích giáodục và người học cần trang bị về kĩ năng này. Lúc đó, ông gọi TDPB là “reflective thinking” thay vì “criticalthinking” như hiện nay và ông định nghĩa TDPB là: “Sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, mộtgiả định khoa học có xét đến những lí lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”. Với định nghĩa này,ông muốn nhấn mạnh đến tính chủ động của TDPB; khi một người học TDPB, họ sẽ tự đặt ra câu hỏi, tự đi tìm cácthông tin liên quan,... hơn là học hỏi thụ động từ người khác. Theo Richard và Linda (2012, tr 11), “TDPB là một loại tư duy - về mọi chủ đề, nội dung hay lĩnh vực - sẽ tự cảithiện chính mình thông qua sự phân tích và đánh giá có kỉ luật. Sự phân tích đòi hỏi kiến thức về các yếu tố của tưtưởng; sự đánh giá đòi hỏi kiến thức về các chuẩn của tư tưởng”. Michael Michalko (2006, tr 185) thì cho rằng, “TDPB là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá đượcnhững dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận”. TDPB là một quá trình tư duy biện chứng được hình thành và phát triển qua quá trình rèn luyện trí tuệ về các khảnăng: phân tích thực tiễn, tổng quan và hệ thống tổ chức các ý tưởng, nhận thức và cân nhắc thận trọng một sự kiện,một hiện tượng; lập luận kết hợp với chứng minh đầy đủ để có sức thuyết phục cao, để đánh giá các suy nghĩ, đưa raphán đoán, rút ra kết luận, tự đánh giá và tự điều chỉnh nhằm vươn tới sự hoàn thiện mình (Đặng Thị Dạ Thủy vàNguyễn Thị Diệu Phương, 2020, tr 143). 34 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (K ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: