Danh mục

Rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên đại học sư phạm qua hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.36 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đã phân tích thực trạng các hoạt động của sinh viên, rút ra những ưu điểm, hạn chế đồng thời đề xuất một số định hướng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, quản lí sinh viên trong hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên đại học sư phạm qua hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 227-233 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGHỀ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUA HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT, DỰ GIỜ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đối với sinh viên sư phạm, xuống trường phổ thông để thực hành, thực tập sư phạm được coi là khâu chuyển giao giữa lí luận và thực tiễn, giữa những kiến thức được học tập trong nhà trường và công việc thực tế mà giáo viên sẽ làm sau này. Trên cơ sở kết quả khảo sát sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2011 - 2012 trong đợt xuống trường phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành để quan sát, dự giờ, bài báo đã phân tích thực trạng các hoạt động của sinh viên, rút ra những ưu điểm, hạn chế đồng thời đề xuất một số định hướng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, quản lí sinh viên trong hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành. Từ khóa: Năng lực nghề, hoạt động quan sát, dự giờ, trường phổ thông thực hành.1. Mở đầu Trong Chương trình đào tạo năng lực nghề cho giáo viên tương lai, sau khi cung cấpcho sinh viên tri thức nghiệp vụ sư phạm (Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phươngpháp dạy học bộ môn), các Khoa/Trường sư phạm thường dành ra một khoảng thời giannhất định tổ chức cho sinh viên xuống trường phổ thông thực hành để quan sát, dự giờ,tìm hiểu về nhà trường. Hoạt động này đã giúp sinh viên có một sự hình dung cơ bản banđầu về cơ cấu, tổ chức cũng như các hoạt động giáo dục của nhà trường phổ thông trướckhi đi thực tập sư phạm. Trong bài viết này, tác giả quan tâm đến hai vấn đề: Thứ nhất, nội dung và thựctrạng về cách thức tổ chức, triển khai các hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thôngthực hành; thứ hai, một số định hướng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, quản lí sinhviên trong hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành.Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com. 227 Trương Thị Bích2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số vấn đề nội dung và thực trạng về cách thức tổ chức, quản lí các hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành Trường phổ thông thực hành là môi trường giáo dục thực tiễn để sinh viên sư phạmvận dụng thực hành những tri thức nghiệp vụ sư phạm đã được học. Tùy vào hoàn cảnhkhách quan của mình mà mỗi Khoa/Trường sư phạm cho sinh viên xuống trường phổthông vào các thời điểm khác nhau. Các thời điểm sinh viên Đại học sư phạm Hà Nộixuống trường phổ thông để thực hành, thực tập sư phạm là: Kiến tập sư phạm vào nămthứ 2 (2 tuần); quan sát, dự giờ vào năm thứ 3 - còn gọi là hoạt động rèn luyện nghiệp vụsư phạm thường xuyên (1 tuần); thực tập sư phạm đợt I (học kì II năm thứ ba); thực tậpsư phạm đợt II (học kì II năm thứ 4). Bài viết này tập trung vào hoạt động quan sát dự giờchuẩn bị cho thực tập sư phạm đợt I của sinh viên sư phạm. * Mục đích của chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên - Giúp sinh viên sư phạm tìm hiểu về công tác giáo dục đang diễn ra ở các cơ sởgiáo dục và liên hệ những kiến thức đã học với thực tế thông qua việc quan sát, dự giờ cáchoạt động giáo dục, qua đó nâng cao nhận thức, kĩ năng và tình cảm nghề nghiệp. - Nắm được các đặc trưng của nhà trường và các hoạt động phong trào (cơ cấu nhàtrường, hồ sơ sổ sách, thời khóa biểu, sinh hoạt chuyên môn, các hoạt động ngoài giờ lênlớp,...). - Hiểu đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên phổ thông, chức năng, nhiệmvụ của người giáo viên. - Nắm bắt và hiểu được một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trường phổ thông(đặc điểm về giao tiếp, nhu cầu, tình cảm, nhận thức,...). - Chuẩn bị cho đợt thực tập sư phạm đợt I ở trường phổ thông. * Các hoạt động cụ thể - Tổ chức cho sinh viên nghe các báo cáo về kĩ năng chủ nhiệm lớp; về kinh nghiệmtổ chức, điều khiển một giờ dạy học; về cách kiểm tra, đánh giá học sinh,... (thường cơ sởđào tạo mời giáo viên trường phổ thông thực hành về báo cáo). - Tổ chức từng nhóm sinh viên dự giờ dạy của giáo viên phổ thông; tổ chức góp ý,nhận xét, rút kinh nghiệm. - Tổ chức dự giờ sinh hoạt lớp (hoặc họp phụ huynh); tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm. - Tổ chức dự giờ chào cờ đầu tuần, góp ý, rút kinh nghiệm. - Tổ chức nghe báo cáo về cơ cấu nhà trường (do Ban Giám hiệu trường phổ thôngthực hành báo cáo); về công tác Đoàn, Đội (Ban chấp hành Đoàn trường phổ thông thựchành báo cáo). * Cách thức tổ chức, quản lí228 Rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên Đại học Sư phạm qua hoạt động... - Tổ bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học triển khai, tổ chức, liên hệ với trườngthực hành, mời giáo viên giỏi chuyên môn, giàu năng lực sư phạm về nói chuyện với sinhviên. - Phân công nhóm sinh viên dự giờ cụ thể vào các lớp. - Quản lí sinh viên bằng cách điểm danh tại trường phổ thông thực hành. * Cách thức kiểm tra, đánh giá - Sau đợt quan sát, dự giờ sinh viên phải viết bản thu hoạch gồm các nội dung: + Thu hoạch về công tác Đoàn và nghe báo cáo của nhà trường + Thu hoạch về hoạt động dự giờ chào cờ và làm công tác chủ nhiệm - sinh hoạt lớp + Thu hoạch về hoạt động dự giờ chuyên môn + Thu hoạch về hoạt động giáo dục nói chung * Những ưu điểm của hoạt động quan sát, dự giờ ở trường phổ thông thực hành - Trường được chọn làm địa điểm giúp sinh viên thực hành, thực tập sư phạm thườnglà trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: