Danh mục

RỐI LOẠN HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.12 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NHỮNG YẾU TỐ ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP Áp lực máu trong động mạch phụ thuộc những yếu tố:1. Lực co bóp của tim: khi tim bóp sẽ chuyển cho máu một áp lực, nếu tim bóp mạnh và lưu lượng máu tăng làm tăng huyết áp tăng.2. Vai trò mạch máu và sự điều hoà của các thần kinh vận mạch: máu chảy trong mạch luôn luôn ma sát vào thành mạch, huyết áp động mạch, nhất là huyết áp tối thiểu chịu ảnh hưởng của sức cản thành mạch này rất nhiều, có thể nói rằng huyết áp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RỐI LOẠN HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH RỐI LOẠN HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCHI- NHỮNG YẾU TỐ ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁPÁp lực máu trong động mạch phụ thuộc những yếu tố:1. Lực co bóp của tim: khi tim bóp sẽ chuyển cho máu một áp lực, nếu tim bópmạnh và lưu lượng máu tăng làm tăng huyết áp tăng.2. Vai trò mạch máu và sự điều hoà của các thần kinh vận mạch: máu chảytrong mạch luôn luôn ma sát vào thành mạch, huyết áp động mạch, nhất là huyếtáp tối thiểu chịu ảnh hưởng của sức cản thành mạch này rất nhiều, có thể nóirằng huyết áp tối thiểu là huyết áp của hệ mạch máu. Vì vậy nếu động mạch mềmmại dễ chun giãn thì máu dễ qua và huyết áp thấp, còn trường hợp động mạchcứng rắn, ít chun giãn (ví dụ ở người già) thì sức cản lớn, huyết áp tăng.Diện tích mặt cắt của động mạch cũng ảnh hưởng đến huyết áp, diện tích mặt cắtnày cũng thay đổi do hiện tượng co mạch và giãn mạch. Khi mạch co thì huyết ápgiảm.3. Khối lượng máu trong lòng mạch: Tuy huyết quản có tính đàn hồi nhưngdung tích cũng chỉ có hạn nên lượng máu nhiều cũng làm huyết áp tăng, nếulượng máu giảm thì huyết áp giảm. Trong 3 yếu tố này thì yếu tố quan trọng nhấtlà vai trò của các hoạt động thần kinh điều hoà vận mạch.II – SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁPBình thường huyết áp trung bình ở người lớn của Việt Nam là:- Số tối đa 110 mmHg (giới hạn từ 90mmHg – 140mmHg).- Số tối thiểu 70mmHg (giới hạn từ 50mmHg – 90mmHg).(Theo tài liệu nghiên cứu của khoa nội bệnh viện Bạch Mai điều tra nên 10.000trường hợp).A- NHỮNG THAY ĐỔI SINH LÝ CỦA HUYẾT ÁP1. Giới và tuổi: nữ giới có huyết áp thấp hơn ở nam giới khoảng 5 milimet thuỷngân, ở trẻ em huyết áp thấp nhiều so với áp thấp người lớn.người già huyết áp cao hơn người lớn từ 10mmHg – 20mmHg.2. Sinh hoạt: khi lao động, huyết áp tăng lên, khi gắng sức cũng vậy, ta phải nínthở, ngậm mồm ép không khí trong lồng ngực khá mạnh nên huyết áp lên cao, saugắng sức huyết áp dần trở về bình thường.3. Tư thế: ở tư thế đứng huyết áp cao hơn tư thế nằm khoảng 10mmHg đến20mmHg.4. Ảnh hưởng của kinh nguyệt và thai ngén. Trước khi có kinh huyết áp hơităng, khi có thai, tử cung to, ngăn cản tuần hoàn, huyết áp tăng, sau khi đẻ huyếtáp giảm rồi trở lại bình thường.5. Ảnh hưởng của tiêu hoá: ngay sau khi ăn huyết áp tăng. Khi thức ăn tiêu hoáthì huyết áp giảm.6. Ảnh hưởng của thần kinh: cảm xúc nhiều, lao động trí óc căng thẳng, sự lolắng, đều làm cao huyết áp, đó là nguyên nhân trong bệnh tăng huyết áp.7. huyết áp thay đổi tuỳ theo nơi đo: ví dụ huyết áp động mạch cánh tay, hai bêncó thể chênh lệch nhau 5mmHg. Huyết áp ở động mạch khoeo cao từ 20mmHgđến 40mmHg so với huyết áp động mạch cánh tay.B – TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCHKhi huyết áp tối đa lớn hơn 140mmHg và huyết áp tối thiểu lớn hơn 90mmHg thìcoi là bị tăng huyết áp.1. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp.1.1. Hỏi.Triệu chứng chức năng: người bệnh thường bị nhức đầu sau gáy, có khi nhức cảđầu, hay thoáng quên, kém trí nhớ, ở người nhiều tuổi có thể gặp các triệu chứnghoa mắt, cảm giác như ruồi bay qua mắt, đầu ngón tay, ngón chân tê như có cảmgiác kiến bò trên ngón, triệu chứng này hay gặp về mùa rét.Tuy vậy cũng có trường hợp người bệnh ở giai đoạn âm thầm không thể hiện r õrệt triệu chứng, nhiều khi do khám bệnh thường xuyên mà phát hiện bệnh.1.2. Khám. Khám toàn thân, cần để ý nước da và tầm vóc của người bệnh ngườităng huyết áp có thể có triệu chứng đỏ mặt, người to béo. Đo huyết áp thấy hai trịsố đầu cao. Đây là triệu chứng quyết định chẩn đoán (xem phần đo huyết áp).1.3. Tìm các tổn thương phối hợp và biến chứng.- Khám hệ tim mạch (xem bài khám tim mạch): có thể phát hiện thấy người bệnhbị suy tim trái, khó thở hoặc:+ Khám tim: thấy nhịp tim nhanh, có thể có tiếng ngựa phi trái, tiếng thừ hai củatim đanh ở ổ động mạch chủ.+ Khám mạch: cần chú ý mạch cứng, ngoằn ngoèo, có khi nổi rõ ở thái dương (xơcứng động mạch).+ Xquang: tăng huyết áp dẫn tới to tâm thất trái, trên hình Xquang, thấy cung dướitrái phình.+ Điện tâm đồ: biểu hiện phì đại thất trái.+ Thận: người tăng huyết áp có biến chứng ở thận, thể hiện bằng các triệu chứng:+ Rối loạn thải nước tiểu: người bệnh bị phù, trong nứớc tiểu có nhiều yếu tố bệnhlý như protein, hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt.+ Thử máu thấy urê máu cao: cần lưu ý là bệnh thận cũng gây tăng huyết áp nênnhiều khi không thể phânbiệt tổn th ương thận là hậu phát hay nguyên phát ở ngườităng huyết áp.- Mắt: tổn thương đáy mắt trong bệnh tăng huyết áp chia làm 4 giai đoạn:+ Giai đoạn 1: xơ hoá nhẹ ở tiểu động mạch, chưa ảnh hưởng đến võng mạc.+ Giai đoạn 2: ảnh động mạch to ra, không đều, xơ hoá từng nơi: chỗ động mạchvà tĩnh mạch bắt chéo có hiện tượng động mạch đè bẹp tĩnh mạch (gọi là dấu hiệubắt chéo hay dấu hiệu Gunn).+ Giai đoạn 3: các tiểu động mạch xơ hẳn và co thắt, phù võng mạc, đã có chất tiếtở võng mạc, xuất huyết từng đám hoặc lan toả, chưa phù gai.+ Giai đoạn 4: những ...

Tài liệu được xem nhiều: