Danh mục

Sách truyện - phương tiện giúp trẻ vượt qua khó khăn trong cuộc sống (nhân đọc 'khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã' của Glenn Ringtved)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vai trò của sách truyện như một liệu pháp giúp trẻ vượt qua căng thẳng và ví dụ về cuốn sách “Khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã” của Glenn Ringtved trong cách đưa trẻ đón nhận và vượt qua thử thách về cái chết bên cạnh sự sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sách truyện - phương tiện giúp trẻ vượt qua khó khăn trong cuộc sống (nhân đọc “khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã” của Glenn Ringtved)VJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 49-51SÁCH TRUYỆN - PHƯƠNG TIỆN GIÚP TRẺVƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG(NHÂN ĐỌC “KHÓC, BUỒN NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ GỤC NGÔCỦA GLENN RINGTVED)Nguyễn Thị Thanh Hương - Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNgày nhận bài: 29/11/2017; ngày sửa chữa: 30/11/2017; ngày duyệt đăng: 08/12/2017.Abstract: Nowadays, children have to struggle psychological difficulties in their life since earlyages when they face tough situations such as family dispersion, loss of safety, domestic violence,etc. Therefore, they must be equipped necessary skills to deal with these psychological problemsand to understand that it is a part of life so that they can keep hope, confidence and self-control.Being considered as an effective means of not only developing language, providing knowledge,connecting children, story books is also a way to help children have the ability to cope with andadapt to the difficulties in daily life. The article presents the role of the book as a therapy to helpchildren overcome stress and the example of Glenn Ringtveds Cry, Heart, But Never Break inhow to take the children and overcome challenges about death next to life.Keywords: Storybook, deal with difficulty, Cry, Heart, But Never Break, Glenn Ringtved.1. Mở đầuSách truyện cho thiếu nhi ở Việt Nam từ trước tới naythường ít những tác phẩm đề cập đến các vấn đề gai góc,nỗi đau hay sự mất mát trong cuộc sống. Người ta chorằng trẻ em là đối tượng cần được bao bọc, cần sự vuitươi, lạc quan, khó có thể tiếp cận những điều bi thương.Vì vậy, trong suốt những năm qua, trẻ em hầu hết chỉđược tiếp cận những câu chuyện có màu sắc lạc quan,tươi sáng. Nhưng cuộc sống không ngừng chuyển động.Trong một thập kỉ trở lại đây, khi cuộc cách mạng côngnghệ lan rộng tới Việt Nam, tác động trực tiếp tới mỗi giađình, khi những vấn đề sắc tộc, tôn giáo, di cư không chỉtồn tại ở một quốc gia, đã có những thay đổi đáng kểtrong xã hội chúng ta. Trẻ em sớm phải đối mặt vớinhững khó khăn tâm lí khi chúng buộc phải ở trong tìnhtrạng gia đình li tán, bạo lực, mất an toàn, mất mát,... Dođó, chúng cần phải học các kĩ năng cần thiết để giải quyếtnhững vấn đề tâm lí như sự đau đớn, thất vọng, tứcgiận,... để hiểu rằng đó là một phần của cuộc sống và cóthể có hi vọng, niềm tin, sự tự chủ.Theo Schwiebert, khi giải quyết các vấn đề nhạy cảm,chẳng hạn như cái chết, thậm chí với những đứa trẻ rấtnhỏ sẽ không hữu ích khi giả vờ không có gì sai. Chúngsẽ cảm nhận thấy đau khổ. Việc bạn sẵn lòng nói về điềunày với chúng, giúp trấn an chúng, nhằm cho chúng hiểurằng chúng ta có thể nói về bất cứ điều gì và rằng“chúng có thể chia sẻ mọi suy nghĩ, cảm xúc” [1]. Điềunày cũng được Kastenbaum nhắc đến khi nói đến “Cái49chết, xã hội và kinh nghiệm của con người” rằng “Khi trẻkhông được thông báo, hoặc thông tin sai lệch về nhữngthay đổi xung quanh chúng, điều này có thể gây bất lợicho lòng tự trọng của chúng” [2]. Và sách, theo Robertscùng Crawford, đóng vai trò để nâng cao kiến thức củatrẻ trước những sự thay đổi trong cuộc sống. Thông quaviệc cho trẻ tiếp cận với sách truyện, người lớn có thểgiúp trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn và thay đổitrong đời sống.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sách truyện - một “liệu pháp” giúp trẻ vượt quacăng thẳngNgoài những lợi ích như phát triển ngôn ngữ, nhậnthức, đọc sách truyện cho trẻ tạo ra một liên kết bền chặtgiữa người lớn và trẻ em. Hơn thế, nếu những câu chuyệnđược lựa chọn dựa trên các chủ đề cụ thể và quan tâmđến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ, chúng sẽ giúptrẻ có khả năng ứng phó và thích nghi trước những khókhăn trong cuộc sống. Điều đó giúp trẻ có cơ hội biết vềnhững điều người khác đã giải quyết với những vấn đềtương tự, chúng sẽ quan sát các lựa chọn của câu chuyệnvà sau đó xem xét các lựa chọn khả thi cho mình.Tuy nhiên, để có thể tham gia đầy đủ vào một câuchuyện, trẻ cần phải “giả định” mình như các nhân vậtcủa truyện kể - nghĩa là giữa nhân vật và trẻ phải có mộtsự tương đồng nhất định về hoàn cảnh, những trở ngại.Bởi vậy, nếu chúng ta muốn chúng có thể có được nhữngbài học (từ sách vở) trước các tình huống khó chúng taVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 49-51phải có những cuốn sách truyện nói về những điều đó.Điều đó đồng nghĩa các tác phẩm văn học cho thiếu nhikhông thể mãi khước từ những điều bi thương, mất máthay đau khổ. Trẻ em hoàn toàn có thể tiếp cận chúng vàchúng lại chứa “quyền năng” giúp trẻ thích ứng, vượt quanhững trở ngại về tâm lí trong cuộc sống.Danielle F. Lowe, trong bài viết “Giúp trẻ ứng phóthông qua văn học” [3] đã kể một câu chuyện vào ngày12/9/2001, khi ba đứa trẻ trong lớp bà khóc nức nở, giảithích rằng cha mẹ chúng không về nhà đêm trước. Khiba học sinh lớp một này khóc, những người khác thì cườinhạo ...

Tài liệu được xem nhiều: