Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 411.65 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị" tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn của hoạt động phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ThS. Lê Như Quỳnh Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại Số điện thoại: 0982.757.888 Email:quynhle.vcu@gmail.com Tóm tắt: Nông nghiệp là ngành có nhiều lợi thế phát triển ở Việt Nam với nhiều yếu tố thuận lợi về con người, khí hậu, đất đai… Trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo sự bền vững cho môi trường, nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Sản xuất NNHC ở Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt là trong 10 năm gần đây vối nhiều mô hình hiệu quả đã được áp dụng và triển khai ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công và thuận lợi, phát triển NNHC ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Bài viết tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn của hoạt động phát triển NNHC ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển NNHC ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: sản xuất, nông nghiệp hữu cơ, thực trạng, khuyến nghị, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác duy trì sự bền vững của đất, hệ sinh thái và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người dựa trên việc khai thác hợp lý hệ sinh thái phù hợp với các điều kiện cụ thể của địa phương thay vì sử dụng các hóa chất để tác động vào hệ sinh thái (IFOAM). Xu hướng chuyển từ nền nông nghiệp hóa chất sang nền nông nghiệp xanh, hữu cơ là tất yếu trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng. Việt Nam có nền nông nghiệp truyền thống với lịch sử phát triển từ hàng nghìn năm đã đem lại cho người nông dân nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc ứng dụng phương thức canh tác NNHC vào sản xuất nông nghiệp. NNHC đang có xu hướng phát triển mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình phát triển NNHC ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức cần tháo gỡ như: nguồn đất, nước hạn chế; năng suất cây trồng và vật nuôi thấp; giá thành sản phẩm cao; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển NNHC vẫn chưa đầy đủ và cụ thể… 145 Dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự thay đổi trong chính sách các quốc gia trên thế giới và tác động của đại dịch COVID-19, những khó khăn trong phát triển NNHC ở Việt Nam ngày càng lộ diện và phức tạp hơn. Chính vì thế, việc phân tích những thuận lợi, khó khăn trong giai đoạn hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để phát triển NNHC ở Việt Nam là rất cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập dữ liệu Bài viết chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp nhằm làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện nay. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như: các báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam…; các bài báo báo/tạp chí điện tử/kỷ yếu khoa học liên quan đến nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ… Việc thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện tại bàn (thông qua internet), tại thư viện Trường Đại học Thương Mại, thư viện Quốc Gia, thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,… b) Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh: được sử dụng để nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam. - Phương pháp phân tích tổng hợp: để so sánh thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ qua các năm, từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng các phương pháp sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu nhằm thực hiện phân tích mô tả, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam dựa trên các dữ liệu đã thu thập được. 3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam Ở Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ đã công bố Bộ TCVN 11041:2017 nông nghiệp hữu cơ bao gồm 4 phần: 1/Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; 2/Trồng trọt hữu cơ; 3/Chăn nuôi hữu cơ; 4/Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ. Bộ tiêu chuẩn này có vai trò quan trọng cho mọi thành phần tham gia, bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối, tránh bị gian lận trong thương mại và tránh công bố sản phẩm không đủ căn cứ. 146 Sản xuất NHHC có tính đến các yếu tố đảm bảo hệ sinh thái cây trồng vật nuôi, an toàn cho người sử dụng mà không dùng bất cứ loại hóa chất độc hại nào theo khái niệm của IFOAM bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khi một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến nước ta nghiên cứu và đầu tư các dự án sản xuất hữu cơ. Một trong những dự án sản xuất NNHC đầu tiên là dự án trồng chè hữu cơ tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) dưới sự hỗ trợ của Tổ chức CIDCE. Tiếp đó là dự án rau an toàn, lúa, cam, bưởi, chè, cá… tại Hà Nội (1998 - 2004) do Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch (ADDA) hỗ trợ. Đến năm 2004, dự án rau hữu cơ ở Lương Sơn - Hòa Bình, Thanh Xuân - Sóc Sơn, Hà Nội; chè shan tuyết tại Bắc Hà, Lào Cai; cam Hàm Yên, Tuyên Quang... của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng tổ chức ADDA đã triển khai thực hiện thành công NNHC cho nhiều nhóm nông dân tại Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình… Năm 2005, tổ chức ADDA tiếp tục tài trợ “Dự án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ”. Dự án được phối hợp thực hiện với Hội nông dân Việt Nam từ tháng 11/2005 đến ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ThS. Lê Như Quỳnh Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại Số điện thoại: 0982.757.888 Email:quynhle.vcu@gmail.com Tóm tắt: Nông nghiệp là ngành có nhiều lợi thế phát triển ở Việt Nam với nhiều yếu tố thuận lợi về con người, khí hậu, đất đai… Trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo sự bền vững cho môi trường, nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Sản xuất NNHC ở Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt là trong 10 năm gần đây vối nhiều mô hình hiệu quả đã được áp dụng và triển khai ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công và thuận lợi, phát triển NNHC ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Bài viết tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn của hoạt động phát triển NNHC ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển NNHC ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: sản xuất, nông nghiệp hữu cơ, thực trạng, khuyến nghị, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác duy trì sự bền vững của đất, hệ sinh thái và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người dựa trên việc khai thác hợp lý hệ sinh thái phù hợp với các điều kiện cụ thể của địa phương thay vì sử dụng các hóa chất để tác động vào hệ sinh thái (IFOAM). Xu hướng chuyển từ nền nông nghiệp hóa chất sang nền nông nghiệp xanh, hữu cơ là tất yếu trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng. Việt Nam có nền nông nghiệp truyền thống với lịch sử phát triển từ hàng nghìn năm đã đem lại cho người nông dân nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc ứng dụng phương thức canh tác NNHC vào sản xuất nông nghiệp. NNHC đang có xu hướng phát triển mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình phát triển NNHC ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức cần tháo gỡ như: nguồn đất, nước hạn chế; năng suất cây trồng và vật nuôi thấp; giá thành sản phẩm cao; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển NNHC vẫn chưa đầy đủ và cụ thể… 145 Dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự thay đổi trong chính sách các quốc gia trên thế giới và tác động của đại dịch COVID-19, những khó khăn trong phát triển NNHC ở Việt Nam ngày càng lộ diện và phức tạp hơn. Chính vì thế, việc phân tích những thuận lợi, khó khăn trong giai đoạn hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để phát triển NNHC ở Việt Nam là rất cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập dữ liệu Bài viết chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp nhằm làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện nay. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như: các báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam…; các bài báo báo/tạp chí điện tử/kỷ yếu khoa học liên quan đến nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ… Việc thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện tại bàn (thông qua internet), tại thư viện Trường Đại học Thương Mại, thư viện Quốc Gia, thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,… b) Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh: được sử dụng để nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam. - Phương pháp phân tích tổng hợp: để so sánh thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ qua các năm, từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, bài viết còn sử dụng các phương pháp sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu nhằm thực hiện phân tích mô tả, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam dựa trên các dữ liệu đã thu thập được. 3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam Ở Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ đã công bố Bộ TCVN 11041:2017 nông nghiệp hữu cơ bao gồm 4 phần: 1/Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; 2/Trồng trọt hữu cơ; 3/Chăn nuôi hữu cơ; 4/Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ. Bộ tiêu chuẩn này có vai trò quan trọng cho mọi thành phần tham gia, bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối, tránh bị gian lận trong thương mại và tránh công bố sản phẩm không đủ căn cứ. 146 Sản xuất NHHC có tính đến các yếu tố đảm bảo hệ sinh thái cây trồng vật nuôi, an toàn cho người sử dụng mà không dùng bất cứ loại hóa chất độc hại nào theo khái niệm của IFOAM bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khi một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến nước ta nghiên cứu và đầu tư các dự án sản xuất hữu cơ. Một trong những dự án sản xuất NNHC đầu tiên là dự án trồng chè hữu cơ tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) dưới sự hỗ trợ của Tổ chức CIDCE. Tiếp đó là dự án rau an toàn, lúa, cam, bưởi, chè, cá… tại Hà Nội (1998 - 2004) do Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á của Đan Mạch (ADDA) hỗ trợ. Đến năm 2004, dự án rau hữu cơ ở Lương Sơn - Hòa Bình, Thanh Xuân - Sóc Sơn, Hà Nội; chè shan tuyết tại Bắc Hà, Lào Cai; cam Hàm Yên, Tuyên Quang... của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng tổ chức ADDA đã triển khai thực hiện thành công NNHC cho nhiều nhóm nông dân tại Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình… Năm 2005, tổ chức ADDA tiếp tục tài trợ “Dự án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ”. Dự án được phối hợp thực hiện với Hội nông dân Việt Nam từ tháng 11/2005 đến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo khoa học Kinh doanh nông sản Việt Nông nghiệp hữu cơ Sản xuất nông nghiệp hữu cơ Nền nông nghiệp hóa chất Nền nông nghiệp xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 305 0 0 -
197 trang 273 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 252 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 248 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 223 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 205 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 191 0 0 -
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 139 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 130 0 0