Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.47 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến nêu nên một số giải pháp giúp trẻ hình thành kĩ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi, giúp giáo viên có những biện pháp giáo dục đơn giản và dễ thực hiện để đạt được hiệu quả trong việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cũng như kĩ năng sống cho trẻ, góp phần hình thành nhân cách sau này cho trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4tuổi. - Tác giả: Hoàng Thị Nhung - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: CĐSP (Chuyên ngành Mầm Non) Thiện Kế, tháng 01 /2019 Mẫu số 01 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Hoàng Thị Nhung - Ngày tháng năm sinh: 19/06/1990. Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế - Chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: CĐSP (Chuyên ngành Mầm Non) - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Nhung c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; cácthông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục kĩ năng sống. - Mô tả sáng kiến: Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến nêu nên một số giải pháp giúp trẻhình thành kĩ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi, giúp giáo viên có nhữngbiện pháp giáo dục đơn giản và dễ thực hiện để đạt được hiệu quả trong việcgiáo dục kĩ năng tự phục vụ cũng như kĩ năng sống cho trẻ, góp phần hình thànhnhân cách sau này cho trẻ. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch năm học có nội dung và biện phápcụ thể về lĩnh vực giáo dục kĩ năng với nội dung “Rèn kĩ năng tự phục vụ”cho trẻ theo từng chủ đề, giai đoạn. - Lập kế hoạch năm học có nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cụ thể gắnvới các chủ đề và tuần cụ thể phù hợp với trẻ. - Giáo viên tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm của từng cá nhân trẻ để đưa ranội dung và biện pháp cụ thể. Trẻ 3 – 4 tuổi chưa qua học lớp nhà trẻ các kĩnăng tự phục vụ của trẻ còn hạn chế: Trẻ chưa biết đi vệ sinh đúng nơi quy định,chưa biết rửa tay, lau mặt theo đúng quy trình, chưa tư mặc, cởi quần áo đúngcách hoặc tự cởi mặc quần áo khi không có sự giúp đỡ của người lớn, trẻ chưatự xúc ăn, chưa biêt tự chuẩn bị chỗ ngủ và tự đi vào giấc ngủ. Các nền nêp thóiquen sinh hoạt tại lớp với trẻ còn nhiều mới lạ. Khi trẻ được rèn luyện kĩ năng tựphục vụ và có kĩ năng tự phục vụ thì trẻ không chỉ phát triển về mặt thể chất màcòn hình thành nhân cách sống văn minh cho trẻ. - Việc giáo dục kĩ năng là cả một quá trình đòi hỏi giáo viên phải có kếhoạch cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển, sự tiến bộ của trẻ và nộidung giáo dục trẻ theo giai đoạn, chủ đề. Ví dụ: 2 + Rèn kĩ năng tự đi vệ sinh khi có nhu cầu và đi vệ sinh đúng nơi qui định:Đây là nội dung cần cô thực hiện ngay từ đầu năm hocjbowir trẻ mới đi học cònnhút nhát chưa quen với các vị trí và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để việc rènluyện trẻ đạt hiệu quả thì giáo viên cần tìm hiểu khả năng của từng trẻ, nắm bắttâm lí của trẻ để biết lí do một số trẻ chưa biết tự đi vệ sinh đúng nơi quy địnhbằng cách quan sát trẻ, hỏi trẻ và trao đổi trực tiếp với phụ huynh.Với trẻ nhút nhát cô nên thường xuyên gần gũi để tạo tâm lí an tâm và thoải máicho trẻ. Giúp trẻ sẵn sàng chia sẻ mong muốn và nguyện vọng của mình. Dầndần cô hướng dẫn trẻ cách đi vệ sinh đúng nơi quy định khi trẻ có nhu cầu. + Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng: Nội dung này cần được triển khaingay bởi rửa tay sạch sẽ không chỉ để tay sạch mà còn giúp phòng ngừa một sốbệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Cô trò chuyện cùng trẻ về lợi ích củaviệc rửa tay sạch sẽ và các bước rửa tay với xà phòng, các thời điểm cần thiếtphải rửa tay sạch sẽ để trẻ thấy được sự cần thiết và hình thành thói quen vệ sinhtốt. Cô làm mẫu cho trẻ xem, hướng dẫn cách làm và cho trẻ thực hành. Cô giáodục trẻ về lợi ích khi rửa tay sạch, các thời điểm cần phải rửa tay (Trước khi ăn,sau khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn…). Nhắc nhở trẻ thườngxuyên khi trẻ quên hoặc trẻ làm chưa đúng. Hoạt động này có thể thực hiện vàobuổi chiều hoặc lồng ghép vào các tiết học khám phá bản thân trẻ ở chủ đề “Bảnthân”, các hoạt động của trẻ ở trường mầm non ở chủ đề “Trường mầm non”,hoặc giáo dục dinh dưỡng…. Việc giáo dục trẻ này cũng cần phối hợp với phụhuynh cho trẻ thực hiện ở gia đình để tạo thói quen tốt cho trẻ. + Tập cho trẻ làm quen với việc xúc ăn: Việc tập cho trẻ tự xúc ăn là rấtcần thiết bởi đa số trẻ ở gia đình đều được ông bà bố mẹ bón cho trẻ nên trẻchưa có kĩ năng tự xúc ăn. Cô cần bao quát tìm hiểu từng trẻ và có biện phápriêng. Với những trẻ chưa biết xúc ăn, cô hướng dẫn trẻ cách cầm thìa và tập chotrẻ tự xúc ăn. Cách cầm bát, thìa khi xúc ăn để cơm không rơi vãi, xúc thìa vơi,gọn miếng. Khi trẻ ăn cô chú ý đặc điểm, tâm lí và khả năng của trẻ để có biệnpháp động viên, khích lệ kịp thời. + Hướng dẫn trẻ tự rửa mặt: Khi trẻ mới đến lớp chưa có kĩ năng cô có thểrửa giúp trẻ và dần dần hướng dẫn trẻ tự rửa vào các thời điểm khi cần như khimặt bẩn, sau khi ăn, uống thức ăn. Có thể tập các thói quen như: tự lấy khăn củamình theo kí hiệu nhận biết riêng, rửa mặt theo đúng quy trình (mắt, miệng, mũi,gấp hăn lau má, gấp khăn lau chán, cằm, cổ) sau khi ăn, khi mặt bẩn. + Tự lấy, cất gối và chuẩn bị chỗ ngủ: Hướng dẫn trẻ lấy gối từ tủ và cấtgối đúng nơi quy định, xếp gọn gàng, nằm đúng vị trí, không đùa nghịch nóichuyện khi ngủ. Ngoài r ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: