Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu và thiết kế phần thực hành về địa lí địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí 12 - THPT

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.22 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 56,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu và thiết kế phần thực hành về địa lí địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí 12 - THPT được tác giả nghiên cứu về Địa lý tỉnh Khánh Hòa nhằm tạo nguồn tài liệu cơ bản cho giáo viên và học sinh lớp 12 thực hiện phần “Địa lí địa phương” được thuận lợi hơn. Qua đó, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí 12 – THPT, trước hết ở trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, sau đó để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong toàn tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu và thiết kế phần thực hành về địa lí địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí 12 - THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN THỰC HÀNH VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 - THPT Tên tác giả: ĐOÀN VĂN XUÂN Giáo viên môn Địa lí NĂM HỌC 2013 – 2014 MỤC LỤC 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………..1 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………3 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….…4 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………4 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...4 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………….……4 1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………….…..4 2. Thực trạng ………………………………………………………………….…5 3. Các biện pháp tiến hành…………………………………………………….…6 3.1. Thiết kế các tiết của phần thực hành : Địa lí địa phương………….6 3.2. Viết tài liệu ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA……………………….….9 3.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, phân chia đơn vị hành chính……. 10 3.2.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên…………………….21 3.2.3. Dân cư và xã hội…………………………………………………..31 3.2.4. Kinh tế…………………………………………………………….39 4. Hiệu quả……………………………………………………………………...58 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ………………………………………………..61 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………62 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………...64 2 Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN THỰC HÀNH VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 – THPT Tác giả, đơn vị công tác: ĐOÀN VĂN XUÂN - Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Khánh Hòa I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình Địa lí lớp 12 trung học phổ thông, phần về Địa lí địa phương: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố nơi học sinh đang sống. Sau bài thực hành, học sinh cần đạt được các mục tiêu : - Hiểu và nắm vững được một số đăc điểm nổi bật về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm một số ngành kinh tế chính của tỉnh Khánh Hòa nơi học sinh đang sống. - Phát triển các kĩ năng : bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê. - Biết cách thu thập và xử lí thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề của địa phương. - Bước đầu nghiên cứu khoa học và biết tổ chức hội nghị khoa học. - Qua bài thực hành, sẽ tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, để thực hiện phần thực hành này, qua nhiều năm, mặc dù thực hiện đúng theo yêu cầu hướng dẫn ở sách giáo khoa, sách giáo viên, nhưng việc thực hiện còn nhiều khó khăn và hạn chế sau: - Trong chương trình và sách giáo khoa qui định 1 tiết dành cho học sinh chuẩn bị và viết báo cáo về một vấn đề địa lí địa phương là điểu rất khó (tiết còn lại để trình bày báo cáo). Trên thực tế, học sinh cần có nhiều thời gian để chuẩn bị. - Tài liệu địa lí địa phương tỉnh Khánh Hòa cho đến nay vẫn chưa có trong nhà trường phổ thông. - Học sinh rất lúng túng trong việc thu thập và xử lí thông tin. Vì vậy, phần thực hành Địa lí địa phương qua nhiều năm thực hiện, chất lượng và hiệu quả còn hạn chế. 2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế thực hiện phần “ Địa lí địa phương” dựa trên yêu cầu của chương trình Địa lí 12 hiện hành. 3 - Viết tài liệu “ Địa lí tỉnh Khánh Hòa” nhằm tạo nguồn tài liệu cơ bản cho giáo viên và học sinh lớp 12 thực hiện phần “ Địa lí địa phương” được thuận lợi hơn. - Qua đó, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí 12 – THPT, trước hết ở trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, sau đó để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong toàn tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa. Phạm vi nghiên cứu : Giới hạn nội dung phù hợp việc thực hiện giảng dạy Địa lí địa phương trong nhà trường phổ thông. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : + Phân tích + Tổng hợp + Phân loại + Hệ thống + Đánh giá - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Quan sát khoa học + Tổng kết kinh nghiệm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Theo tác giả Nguyễn Gia Cốc trong tác phẩm Chất lượng đích thực của giáo dục đào tạo, năm 1997, “Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn diện vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học ”. Khái niệm chất lượng dạy học liên quan mật thiết với khái niệm hiệu quả dạy học. Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến mục tiêu đã đạt được ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường, chi phí tiền của, sức lực và thời gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang lại kết quả cao nhất. Chất lượng dạy học được nhìn từ góc độ là giá trị tăng thêm, cách nhìn này muốn nói lên tác động ảnh hưởng của nhà trường với người học. Để thực hiện việc đánh giá, người ta chuyển mục tiêu dạy học sang hệ thống tiêu chí. Thông thường dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ. Chất lượng dạy học càng cao càng làm phong phú thêm kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị và hành vi của người học. Chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông liên quan chặt chẽ đến yêu cầu kinh tế - xã hội của đất nước. Sản phẩm dạy học được xem là có chất lượng 4 cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục mà yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra với giáo dục trung học phổ thông. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học là một yêu cầu thường xuyên và rất thiết yếu đối với giáo viên, nhất là trong tình hình kinh tế – xã hội của đất nước đang có những chuyển biến sâu sắc. Việc nâng cao chất lượng dạy học có nhiều giải pháp như tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới cách biên soạn sách giáo khoa, đổi mới phương thức chọn môn học cho từng lớp của từng cấp học, đổi mới cách tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm… Ngoài ra, trong từng phần, từng chương, từng bài, cũng cần có sự nhìn nhận thực tế để có những cải tiến, điều chỉnh trong quá trình thực hiện. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: