Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học - bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Anh Sơn I, tỉnh Nghệ An

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 806.69 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (49 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đã đưa ra các giải pháp cụ thể, từ việc chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên lập kế hoạch, xây dựng nội dung, phân phối chương trình bồi dưỡng, phát hiện và lựa chọn học sinh để bồi dưỡng... nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chủ động trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt kết quả cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học - bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Anh Sơn I, tỉnh Nghệ An SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN ISÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng caohiệu quả dạy học - bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Anh Sơn I, tỉnh Nghệ An Thuộc lĩnh vực: Quản lý Tác giả: Nguyễn Trần Đức Số ĐT: 0915124507 Năm học thực hiện: 2020 - 2021 Anh Sơn, tháng 3 năm 2021 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua cùng với sự chung sức của cả hệ thống chính trị, ngànhgiáo dục đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BanChấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ÐT, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đối với các nhà trường THPT, bên cạnh việcchỉ đạo thực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh thì việc phát hiện và bồidưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu là nhiệm vụ rất quan trọng. Việc bồidưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu có tác động tích cực đến quá trình dạyvà học, tạo động lực, làm nòng cốt trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; kíchthích ý chí vươn lên, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức của mỗi học sinh. Thực hiện hiệuquả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đàotạo của nhà trường, đánh giá trình độ, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ,giáo viên, chất lượng học tập của học sinh. Việc quản lý, chỉ đạo và hiệu quả củacông tác bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề được các ban ngành, nhiều cán bộ quảnlý, thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh học sinh quan tâm, vì đó là điều kiện đểgiáo viên nâng cao tay nghề, thể hiện năng lực và khơi dậy sự đam mê học tập củahọc sinh, là tiền đề để các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPThàng năm, sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao, bồi dưỡng nhân tàicho địa phương nói riêng và cho xã hội nói chung. Trường THPT Anh Sơn I, tỉnh Nghệ An đóng tại huyện miền núi Anh Sơn,song trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục các mặt của nhà trường đượcgiữ vững và từng bước được nâng lên; hàng năm số học sinh đạt giải học sinh giỏicấp tỉnh, tỷ lệ học sinh được công nhận TN THPT, số học sinh đạt điểm cao trongxét tuyển vào các trường Đại học đều đều xếp vị thứ cao so với các trường THPTtrong tỉnh. Là một cán bộ làm công tác quản lý giáo dục và trực tiếp giảng dạy tạitrường THPT Anh Sơn I bản thân luôn quan tâm về thực trạng công tác quản lýcũng như hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn của nhàtrường; có nhận thức đầy đủ, sự cần thiết phải đổi mới trong quản lý, đổi mới trongdạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường... Hơn nữa, bảnthân tự nhận thấy chất lượng giáo dục tại đơn vị mình công tác trong những nămgần đây tuy đã có những thay đổi theo hướng tích cực, song còn nhiều vấn đề tồntại cần quan tâm giải quyết. Trách nhiệm và mong muốn của bản thân lúc này làphải cùng với tập thể lãnh đạo đơn vị, tìm những giải pháp hữu hiệu, thiết thực đểthực hiện đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncủa nhà trường nối chung và chất lượng giáo dục mũi nhọn nói riêng. 2 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, từ thực tế về công tác quảnlý, chỉ đạo việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia kỳ thi chọn học sinhgiỏi cấp tỉnh hàng năm và hiệu quả đạt được, bản thân muốn trao đổi cùng đồngnghiệp một số giải pháp về quả lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thôngqua đề tài: “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học - bồidưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông Anh Sơn I, tỉnh Nghệ An”.1.2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý dạy học - bồi dưỡng HSG cấp tỉnh từnăm học 2018 - 2019 đến năm học 2020 - 2021 tại trường THPT Anh Sơn I. Đối tượng: Là cán bộ quản lý, giáo viên và Đội tuyển học sinh tham gia dựthi chọn HSG cấp tỉnh hàng năm. Một số trường vận dụng nghiên cứu: Trường THPT Anh Sơn 2; TrườngTHPT Anh Sơn 3...1.3 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và thực tiễn trong công tác quản lý dạy học - bồi dưỡnghọc sinh giỏi, đề tài đưa ra một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạyhọc - bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm tại trường THPT Anh Sơn I.1.4 Tính mới của đề tài, đóng góp của đề tài Từ sự vận dụng thành công các giải pháp, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra kinhnghiệm của mình trao đổi với đồng nghiệp trong công tác quản lý dạy học - bồidưỡng HSG. Kinh nghiệm này dựa chủ yếu vào thực tế hoạt động quản lý của bảnthân tại trường THPT Anh Sơn I mà các đồng nghiệp khác, nhà nghiên cứu, viếtsách chưa đề cập đến. Đề tài đã đưa ra các giải pháp cụ thể, từ việc chỉ đạo các tổ, nhóm chuyênmôn, giáo viên lập kế hoạch, xây dựng nội dung, phân phối chương trình bồidưỡng, phát hiện và lựa chọn học sinh để bồi dưỡng... nhằm giúp cán bộ quản lý,giáo viên và học sinh chủ động trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng, ôn tậpchuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt kết quả cao. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở khoa học2.1.1 Cơ sở lý luận2.1.1.1 Khái niệm về hoạt động dạy học Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động dạy học, theo GS.VSPhạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục: “Dạy học là một chức năngxã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội ki ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: