Thông tin tài liệu:
Những tác phẩm điêu khắc và sắp đặt ngoài trời được nghệ sĩ sáng tác hoàn toàn trong thời gian ở trại, tận dụng những vật liệu sẵn có và một ít chuẩn bị từ Hà Nội. Tổng cộng có 21 tác phẩm của 16 nghệ sĩ. Các tác phẩm này được đặt ngoài trời, theo triền đồi một khu đất rộng chừng 1,5ha, được quy hoạch vườn cây và lối đi rải đá như một vườn cảnh lớn. Việc bày đặt ngoài trời, sáng tác từ những vật liệu tự nhiên cũng có ý nghĩa tương tác với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng tác Điêu khắc và Nghệ thuật không gian tại Bảo tàng Mường (phần 1)
Sáng tác Điêu khắc và Nghệ thuật không gian tại Bảo tàng Mường
(phần 1)
.
Những tác phẩm điêu khắc và sắp đặt ngoài trời được nghệ sĩ sáng tác
hoàn toàn trong thời gian ở trại, tận dụng những vật liệu sẵn có và một
ít chuẩn bị từ Hà Nội. Tổng cộng có 21 tác phẩm của 16 nghệ sĩ. Các
tác phẩm này được đặt ngoài trời, theo triền đồi một khu đất rộng
chừng 1,5ha, được quy hoạch vườn cây và lối đi rải đá như một vườn
cảnh lớn. Việc bày đặt ngoài trời, sáng tác từ những vật liệu tự nhiên
cũng có ý nghĩa tương tác với môi trường ở quá trình sáng tác và tự tác
phẩm sẽ tiêu hủy sau một thời gian dài.
Xin giới thiệu lần lượt các tác phẩm:
*
NƯỚC – THỜI GIAN TRÔI ĐI
Nghệ sĩ: Đào Châu Hải
Chất liệu: Gỗ, đá mảnh, xi măng cát, guồng nước tre
Ý tưởng: Một dạng nghệ thuật không gian kết hợp với địa hình (Land
Art), sử dụng những vật liệu sẵn có. Ý tưởng của nghệ sĩ muốn nhắc
đến sự tồn tại của con người tương tác với môi trường sống của thời
hiện tại. Khi guồng nước ngừng quay, nguồn sống sẽ cạn kiệt và thiên
nhiên dần lụi tàn.
Tác phẩm “Nước – Thời gian trôi đi”, Đào Châu Hải
.
.
.
.
.
*
VÁY ĐÁ
Nghệ sĩ: Đào Châu Hải
Chất liệu: Đá mảnh, xi măng cát
Ý tưởng: Lấy cảm hứng từ bộ trang phục truyền thống của phụ nữ
Mường, nghệ sĩ sắp đặt đá thành chiếc váy Mường trải trên nền đất –
một tác phẩm nghệ thuật địa hình quy mô nhỏ.
Tác phẩm “Váy đá”, Đào Châu Hải
.
*
NỨA
Nghệ sĩ: Đoàn Hữu Ngà
Chất liệu: Gỗ, dây thép, đinh, cây
Ý tưởng: Một sáng tác kết hợp với môi trường tự nhiên, trong đó ba
thân cây non cũng là một phần của tác phẩm. Ba khúc gỗ cháy dở – sự
chết – treo căng ngang lên ba thân cây xanh tươi – sự sống. Tác giả
muốn nói đến sự giằng co giữa sống và chết khi cả hai cùng hiện hữu
trong đời người.
Tác phẩm “Nửa”, Đoàn Hữu Ngà
.
.
.
.
*
NGUỒN SỐNG
Nghệ sĩ: Hà Trí Hiếu
Chất liệu: Vỏ trấu, cối giã gạo nước
Ý tưởng: Một sắp đặt ở không gian ngoài trời của họa sĩ Hà Trí Hiếu.
Chiếc máng giã gạo nước cũ được dựng trên nền vỏ trấu – tượng trưng
cho những hạt thóc gieo xuống đất, gặp nước sẽ nảy mầm sinh sôi.
Tác phẩm “Nguồn sống”, Hà Trí Hiếu
.
.
.
.
*
NÚI LỚN
Nghệ sĩ: Lương Văn Trịnh
Chất liệu: Gỗ, đá, đất
Ý tưởng: Lấy cảm hứng từ những dãy núi đá và rừng cây trên mảnh đất
Mường cổ, nghệ sĩ sử dụng những vật liệu tự nhiên sắp đặt nên tác
phẩm này.
Tác phẩm “Núi lớn”, Lương Văn Trịnh
.
.
*
CHÊM
Nghệ sĩ: Lương Văn Việt
Chất liệu: Đá, xi măng, sắt hàn
Ý tưởng: Một sáng tác từ phác thảo nhỏ, nguyên bản là khối gỗ chèn
sắt, được nghệ sĩ thay thế bằng khối đá xây xi măng – sắt. Tác phẩm
lấy gợi ý từ cây cột nhà sàn của người Mường. Kết cấu gỗ của kiến trúc
cổ luôn có sự liên hệ ngôn ngữ với điêu khắc ở cảm giác và không gian.
Tác phẩm “Chêm”, Lương Văn Việt
.
.
*
KÝ SINH
Nghệ sĩ: Nguyễn Minh Phước
Chất liệu: Đinh sắt, vỏ quả bầu, chậu sành
Ý tưởng: Sắp đặt của nghệ sĩ Nguyễn Minh Phước bày dưới chân một
nhà sàn. Những chiếc đinh sắt được gắn lên vỏ quả bầu khô và trong
lòng chiếc chậu sành như những vật thể ăn bám vô vàn trong đời sống.
Sự ký sinh thực sự nguy hiểm khi nó bắt rễ được vào văn hóa và tinh
thần.
Tác phẩm “Ký sinh”, Nguyễn Minh Phước
.