SẤU
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 167.69 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công dụng: Gỗ có phẩm chất trung bình, vân đẹp dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng. Quả ăn được, thường được dùng làm gia vị (nấu canh chua), làm mứt, xi-rô, giải khát (hấp hay ngâm quả sấu với đường). Canh nấu có quả sấu giúp ngon miệng và kích thích tiêu hóa. Quả được dùng để chữa ngứa cổ, làm long đờm, thanh giọng, quả được hấp với gừng, đường và ớt thành món ăn có tác dụng tiêu thực. Quả sấu cũng trị bệnh nhiệt miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc, khắp mình nổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SẤUSẤU Công dụng: Gỗ có phẩm chất trung bình, vân đẹp dùng trong xây dựng, đóng đồgia dụng. Quả ăn được, thường được dùng làm gia vị (nấu canh chua), làmmứt, xi-rô, giải khát (hấp hay ngâm quả sấu với đường). Canh nấu có quả sấu giúp ngon miệng và kích thích tiêu hóa. Quảđược dùng để chữa ngứa cổ, làm long đờm, thanh giọng, quả được hấp vớigừng, đường và ớt thành món ăn có tác dụng tiêu thực. Quả sấu cũng trịbệnh nhiệt miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc, khắp mình nổi mẩn,mụn cóc sưng lở, ngứa hoặc đau. Lá dùng nấu nước rửa mụn loét, hoại tử.Vỏ thân dùng trị bỏng, tử cung xuất huyết. Vỏ rễ d ùng trị sưng vú. Hoa hấpvới mật ong chữa cho trẻ em bị ho. Phụ nữ bị nôn nghén: nấu canh quả sấuăn với cá diếc hay thịt vịt cũng chóng lành. Ở Vân Nam (Trung Hoa) ngườita dùng quả giã ra trị ngứa, lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ được dùng trịsưng vú. Hình thái: Cây gỗ thường xanh, cao tới 30 m hay hơn, sống ở những nơi cóđất dày thường tạo ra những bạnh vè lớn ở phía gốc. Cành nhỏ có cạnh và cólông nhung màu tro. Lá mọc so le, kép lông chim, dài tới 35 cm, thậm chí cóthế tới 45 cm, mang 11- 23 lá chét mọc đối hay so le. Phiến lá chét hình tráixoan, đầu nhọn, gốc lệch, ít khi tròn, dài 6-14 cm, rộng 2,5-4 cm, lá ở gốcnhỏ hơn ở ngọn, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ, khi vò ra có mùi thơmđặc trưng. Cụm hoa mọc thành chùy ở ngọn hay gần ngọn, ngắn hơn lá, cólông mang lá hoa nhỏ và thuôn, hình mác, có lông dạng mi. Hoa nhỏ, màuxanh trắng, có lông mềm, cánh hoa 5, dài 8 - 10 mm, nhị 10, điã mật nguyên,bầu trên 5 ô. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính độ khoảng 2 cm, khichín màu vàng sẫm, một hạt. Phân bố: - Việt Nam: Phân bố tự nhiên ở các tỉnh trung du Bắc Bộ và ĐàNẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai. Hiện được trồng ở nhiều nơi, chủ yếu là cácđường phố, vườn cây ăn qủa. - Thế giới: Trung Quốc. Đặc điểm sinh học: Cây gỗ thường xanh có bạnh, mọc rải rác trong rừng thường xanh,rừng nửa rụng lá, vùng núi đất ở độ cao 100-1200 m so với mặt nước biển.Là cây ưa ẩm và mọc tương đối nhanh, thích hợp với loại đất có tầng mặtsâu, còn giầu chất dinh dưỡng. Ở một số vùng rừng kín thường xanh ẩm, sấutrong rừng còn tương đối nguyên sinh, có những cây khổng lồ cao trên 30 m,cây có hệ thống bạnh vè lớn tạo nên sắc thái cho rừng ẩm nguyên sinh nhiệtđới của Việt Nam (VQG Cúc Phương, Bến En, Phong Nha – Kẻ Bàng. . . ).Trong những quần thể tự nhiên thường mọc chung với sấu rừng (D.mangiferum Blume). Cây có ra hoa kết quả hàng năm tuy nhiên tỉ lệ đậuhoa, quả còn phụ thuộc vào thời tiết lúc cây ra hoa, nếu vào lúc đó có mưanhiều thì năng suất sẽ kém do hoa không đậu. Mùa hoa: tháng 4-5, mùa quả:tháng 6-8. SẤU TÍA Công dụng: Cây cho quả ăn được. Quả có thịt trắng mềm, có vị ngọt, hơi chuadịu, thường được ăn tươi, làm mứt hoặc chế biến thành các món ăn đặc biệtđược người địa phương ưa chuộng như nấu canh chua (có thể dùng lá nonthay quả). Cả lớp vỏ ngoài và cơm quả đều có thể ăn. Lớp cơm quả có thể dính hoặc tách rời với hạt tuỳ từng giống sấutía khác nhau. Giống Teparod chưa đến 53% lớp cơm so với trọng lượngquả; nó chứa phần ăn được khoảng 100 g bao gồm 83,9% nước; 0,7 gprotein; 1 g chất béo; 13,7 g carbohydrat; 1,1% chất xơ; 0,7 g chất tro; 11mg calcium; 20 mg phốt pho; 1,2 mg sắt; 328 mg ka li và 14 mg vitamin C.Giá trị năng lượng là 247 kj/100g. Sấu tía là loại cây bóng mát tốt. Với tán lácó hình dáng và mầu sắc đẹp, sấu tía đã được trồng làm cây bóng mát ởnhiều đô thị của các nước Đông Nam Á. Cây cho loại gỗ tốt, lõi gỗ có màuhồng rất đẹp, giác màu xám hồng, nặng trung bình, tỷ trọng 0,55; lực uốntĩnh 820 kg/cm2; lực đập xung kích 0,2 kg/m/cm2; lực kéo thẳng góc 20kg/cm2; lực tách ngang 11-17 kg/ cm. Hệ số co rút thấp 0,24-0,32. thườngdùng làm gỗ lạng, ván thùng, gỗ xây dựng, bút chì, guốc... Lá non dùng làm thuốc chống sốt và ỉa chảy (sắc uống) hoặc giã rađắp để trị ghẻ, ngứa. Vỏ tán nhỏ thành bột dùng để trị bệnh nấm da củangười và súc vật. Rễ dùng chữa ỉa chảy và làm thuốc bồi bổ sức khoẻ. Hình thái: Cây nửa rụng lá, cao 20-30 m, đường kính 30-80 cm. Tán dày màuxanh thẫm; gốc có bạnh vè lớn. Vò màu xám nâu, nháp, thịt màu đỏ, có dịchmủ. Cành non phủ lông mềm. Lá kép 3 lá chét, dài 30-60 cm, có lông nhung;cuống chung dài 20-25 cm; lá chét hình trứng rộng hay hình mác, góc tù haytròn, đầu hơi nhọn; hai lá chét bên nhỏ hơn lá chét giữa; gân bên 10 đôi. Lá non màu xanh lục, lá già chuyển màu đỏ hay vàng trước khirụng. Cụm hoa chùm dài 25 cm, gồm nhiều xim, mỗi xim mang 2-3 hoa.Hoa nhỏ màu xanh vàng, xếp từng đôi. Đài hợp, hình chén, ngoài có lông,trên đầu có 5 răng tròn; cánh hoa 5, thuôn, ngoài có lông. Nhị 10 hợp thànhống, bao phấn hình trái xoan, đỉnh nhọn; triền tuyến mật nhẵn; bầu hơiphồng, vòi nhuỵ hình trụ, núm 5 răng. Quả hạch hình cầu, hơi bị ép, có mũinhọn cứng ở đầu, có lông mềm, đường kính 5-6 cm, màu vàng đậm. Vỏ quảtrong nạc, có hạch cứng 4-5 ô. Hạt 2-5, hình trứng ngược, nhẵn, màu nâu; lámầm đỏ. Phân bố: - Việt Nam: Cây phân bố ở các tỉnh phía Nam, từ Kon Tum, GiaLai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định trở vào. VùngĐông và Tây Nam Bộ đều có sấu tía mọc tự nhiên hoặc được gây trồng làmcây ăn quả hay cây bóng mát. - Thế giới: Sấu tía có nguồn gốc từ các nước Đông Dương và TâyMalaysia; nhiều nước vùng Nam và Đông Nam Á cũng gặp loài cây nàynhư: Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Philippin, lndonesia.Hiện nay sấu tía đã được du nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác. Đặc điểm sinh học: Cây phân bố trong rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hoặc rừngchuyển tiếp rừng thường xanh và nửa rụng lá ở độ cao dưới 700 m so vớimặt biển. Cây có khả năng chịu hạn tốt, ở vùng có mùa khô kéo dài ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SẤUSẤU Công dụng: Gỗ có phẩm chất trung bình, vân đẹp dùng trong xây dựng, đóng đồgia dụng. Quả ăn được, thường được dùng làm gia vị (nấu canh chua), làmmứt, xi-rô, giải khát (hấp hay ngâm quả sấu với đường). Canh nấu có quả sấu giúp ngon miệng và kích thích tiêu hóa. Quảđược dùng để chữa ngứa cổ, làm long đờm, thanh giọng, quả được hấp vớigừng, đường và ớt thành món ăn có tác dụng tiêu thực. Quả sấu cũng trịbệnh nhiệt miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc, khắp mình nổi mẩn,mụn cóc sưng lở, ngứa hoặc đau. Lá dùng nấu nước rửa mụn loét, hoại tử.Vỏ thân dùng trị bỏng, tử cung xuất huyết. Vỏ rễ d ùng trị sưng vú. Hoa hấpvới mật ong chữa cho trẻ em bị ho. Phụ nữ bị nôn nghén: nấu canh quả sấuăn với cá diếc hay thịt vịt cũng chóng lành. Ở Vân Nam (Trung Hoa) ngườita dùng quả giã ra trị ngứa, lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ được dùng trịsưng vú. Hình thái: Cây gỗ thường xanh, cao tới 30 m hay hơn, sống ở những nơi cóđất dày thường tạo ra những bạnh vè lớn ở phía gốc. Cành nhỏ có cạnh và cólông nhung màu tro. Lá mọc so le, kép lông chim, dài tới 35 cm, thậm chí cóthế tới 45 cm, mang 11- 23 lá chét mọc đối hay so le. Phiến lá chét hình tráixoan, đầu nhọn, gốc lệch, ít khi tròn, dài 6-14 cm, rộng 2,5-4 cm, lá ở gốcnhỏ hơn ở ngọn, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ, khi vò ra có mùi thơmđặc trưng. Cụm hoa mọc thành chùy ở ngọn hay gần ngọn, ngắn hơn lá, cólông mang lá hoa nhỏ và thuôn, hình mác, có lông dạng mi. Hoa nhỏ, màuxanh trắng, có lông mềm, cánh hoa 5, dài 8 - 10 mm, nhị 10, điã mật nguyên,bầu trên 5 ô. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính độ khoảng 2 cm, khichín màu vàng sẫm, một hạt. Phân bố: - Việt Nam: Phân bố tự nhiên ở các tỉnh trung du Bắc Bộ và ĐàNẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai. Hiện được trồng ở nhiều nơi, chủ yếu là cácđường phố, vườn cây ăn qủa. - Thế giới: Trung Quốc. Đặc điểm sinh học: Cây gỗ thường xanh có bạnh, mọc rải rác trong rừng thường xanh,rừng nửa rụng lá, vùng núi đất ở độ cao 100-1200 m so với mặt nước biển.Là cây ưa ẩm và mọc tương đối nhanh, thích hợp với loại đất có tầng mặtsâu, còn giầu chất dinh dưỡng. Ở một số vùng rừng kín thường xanh ẩm, sấutrong rừng còn tương đối nguyên sinh, có những cây khổng lồ cao trên 30 m,cây có hệ thống bạnh vè lớn tạo nên sắc thái cho rừng ẩm nguyên sinh nhiệtđới của Việt Nam (VQG Cúc Phương, Bến En, Phong Nha – Kẻ Bàng. . . ).Trong những quần thể tự nhiên thường mọc chung với sấu rừng (D.mangiferum Blume). Cây có ra hoa kết quả hàng năm tuy nhiên tỉ lệ đậuhoa, quả còn phụ thuộc vào thời tiết lúc cây ra hoa, nếu vào lúc đó có mưanhiều thì năng suất sẽ kém do hoa không đậu. Mùa hoa: tháng 4-5, mùa quả:tháng 6-8. SẤU TÍA Công dụng: Cây cho quả ăn được. Quả có thịt trắng mềm, có vị ngọt, hơi chuadịu, thường được ăn tươi, làm mứt hoặc chế biến thành các món ăn đặc biệtđược người địa phương ưa chuộng như nấu canh chua (có thể dùng lá nonthay quả). Cả lớp vỏ ngoài và cơm quả đều có thể ăn. Lớp cơm quả có thể dính hoặc tách rời với hạt tuỳ từng giống sấutía khác nhau. Giống Teparod chưa đến 53% lớp cơm so với trọng lượngquả; nó chứa phần ăn được khoảng 100 g bao gồm 83,9% nước; 0,7 gprotein; 1 g chất béo; 13,7 g carbohydrat; 1,1% chất xơ; 0,7 g chất tro; 11mg calcium; 20 mg phốt pho; 1,2 mg sắt; 328 mg ka li và 14 mg vitamin C.Giá trị năng lượng là 247 kj/100g. Sấu tía là loại cây bóng mát tốt. Với tán lácó hình dáng và mầu sắc đẹp, sấu tía đã được trồng làm cây bóng mát ởnhiều đô thị của các nước Đông Nam Á. Cây cho loại gỗ tốt, lõi gỗ có màuhồng rất đẹp, giác màu xám hồng, nặng trung bình, tỷ trọng 0,55; lực uốntĩnh 820 kg/cm2; lực đập xung kích 0,2 kg/m/cm2; lực kéo thẳng góc 20kg/cm2; lực tách ngang 11-17 kg/ cm. Hệ số co rút thấp 0,24-0,32. thườngdùng làm gỗ lạng, ván thùng, gỗ xây dựng, bút chì, guốc... Lá non dùng làm thuốc chống sốt và ỉa chảy (sắc uống) hoặc giã rađắp để trị ghẻ, ngứa. Vỏ tán nhỏ thành bột dùng để trị bệnh nấm da củangười và súc vật. Rễ dùng chữa ỉa chảy và làm thuốc bồi bổ sức khoẻ. Hình thái: Cây nửa rụng lá, cao 20-30 m, đường kính 30-80 cm. Tán dày màuxanh thẫm; gốc có bạnh vè lớn. Vò màu xám nâu, nháp, thịt màu đỏ, có dịchmủ. Cành non phủ lông mềm. Lá kép 3 lá chét, dài 30-60 cm, có lông nhung;cuống chung dài 20-25 cm; lá chét hình trứng rộng hay hình mác, góc tù haytròn, đầu hơi nhọn; hai lá chét bên nhỏ hơn lá chét giữa; gân bên 10 đôi. Lá non màu xanh lục, lá già chuyển màu đỏ hay vàng trước khirụng. Cụm hoa chùm dài 25 cm, gồm nhiều xim, mỗi xim mang 2-3 hoa.Hoa nhỏ màu xanh vàng, xếp từng đôi. Đài hợp, hình chén, ngoài có lông,trên đầu có 5 răng tròn; cánh hoa 5, thuôn, ngoài có lông. Nhị 10 hợp thànhống, bao phấn hình trái xoan, đỉnh nhọn; triền tuyến mật nhẵn; bầu hơiphồng, vòi nhuỵ hình trụ, núm 5 răng. Quả hạch hình cầu, hơi bị ép, có mũinhọn cứng ở đầu, có lông mềm, đường kính 5-6 cm, màu vàng đậm. Vỏ quảtrong nạc, có hạch cứng 4-5 ô. Hạt 2-5, hình trứng ngược, nhẵn, màu nâu; lámầm đỏ. Phân bố: - Việt Nam: Cây phân bố ở các tỉnh phía Nam, từ Kon Tum, GiaLai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định trở vào. VùngĐông và Tây Nam Bộ đều có sấu tía mọc tự nhiên hoặc được gây trồng làmcây ăn quả hay cây bóng mát. - Thế giới: Sấu tía có nguồn gốc từ các nước Đông Dương và TâyMalaysia; nhiều nước vùng Nam và Đông Nam Á cũng gặp loài cây nàynhư: Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Philippin, lndonesia.Hiện nay sấu tía đã được du nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác. Đặc điểm sinh học: Cây phân bố trong rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hoặc rừngchuyển tiếp rừng thường xanh và nửa rụng lá ở độ cao dưới 700 m so vớimặt biển. Cây có khả năng chịu hạn tốt, ở vùng có mùa khô kéo dài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây sấu giống cây lâm nghiệp tài liệu lâm nghiệp đặc điểm cây lâm nghiệp công dụng cây lâm nghiệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu sản xuất ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ cây hông và keo PMDI
10 trang 107 0 0 -
8 trang 95 0 0
-
9 trang 86 0 0
-
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 3
11 trang 54 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 48 0 0 -
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 45 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 10
6 trang 42 0 0 -
Giáo trình : Khoa học Trồng và chăm sóc rừng part 3
9 trang 34 0 0 -
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 15
76 trang 34 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 10
11 trang 33 0 0