Tham khảo tài liệu sấu tía, nông - lâm - ngư, lâm nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SẤU TÍA SẤU TÍA Sandoricum koetjape (Burm. f.) Merr., 1912 Tên đồng nghĩa: Sandoricum indicum Cav.1789, S. harmandii Pierre 1879; Sandoricum harmandianum Pierre ex Laness, 1886 Sấu đỏ, mậy tong (Thái) Tên khác: Họ: Xoan - Meliaceae Tên thương phẩm: Santol, Sentol, Kechapi (Anh); Faux mangoustan, mangoustan sauvage (Pháp)Hình thái Cây nửa rụng lá, cao 20-30 m, đườngkính 30-80 cm. Tán dày màu xanh thẫm;gốc có bạnh vè lớn. Vỏ màu xám nâu,nháp, thịt màu đỏ, có dịch mủ. Cành nonphủ lông mềm. Lá kép 3 lá chét, dài 30-60 cm, có lôngnhung; cuống chung dài 20-25 cm; lá chéthình trứng rộng hay hình mác, gốc tù haytròn, đầu hơi nhọn; hai lá chét bên nhỏ hơnlá chét giữa; gân bên 10 đôi. Lá non màuxanh lục, lá già chuyển màu đỏ hay vàngtrước khi rụng. Cụm hoa chùm dài 25 cm, gồm nhiềuxim, mỗi xim mang 2-3 hoa. Hoa nhỏ màuxanh vàng, xếp từng đôi. Đài hợp, hìnhchén, ngoài có lông, trên đầu có 5 răngtròn; cánh hoa 5, thuôn, ngoài có lông. Nhị10 hợp thành ống, bao phấn hình trái xoan, Sấu tía - Sandoricum koetjape (Burm. f.) Merr.đỉnh nhọn; triền tuyến mật nhẵn; bầu hơi 1. Cành mang hoa; 2. Quảphồng, vòi nhuỵ hình trụ, núm 5 răng. Quả hạch hình cầu, hơi bị ép, có mũi nhọn cứng ở đầu, có lông mềm, đường kính 5 -6 cm,màu vàng đậm. Vỏ quả trong nạc, có hạch cứng 4-5 ô. Hạt 2-5, hình trứng ngược, nhẵn, màunâu; lá mầm đỏ.Các thông tin khác về thực vật Có sự sai khác về tên địa phương giữa 2 miền Bắc và Nam của loài sấu. Ở ngoài Bắc câysấu trồng phổ biến ở đường phố Hà Nội có tên khoa học là Dracontomelum duperreanumPierre, thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), nhưng loài này ở miền Nam, lại có tên là longcóc (Sài Gòn và các tỉnh khác). Trong khi đó tên cây sấu ở miền Nam lại dùng cho loài có tênkhoa học là Sandoricum indicum Cav., thuộc họ Xoan. Để phân biệt 2 loài này, chúng tôi dùngtên sấu tía để chỉ loài sấu của miền Nam (tên này thường được cán bộ lâm nghiệp ở miền Namsử dụng); còn tên sấu của miền Bắc vẫn giữ nguyên để chỉ loài Dracontomelum duperreanumPierre. Trước đây, sấu tía được tách thành 2 loài riêngbiệt. Loài sấu vàng ( S. indicum) và sấu đỏ (S.nervosum), dựa trên nhiều đặc điểm hình thái củachúng, trong đó có đặc điểm về màu sắc của lá già. Lácủa sấu vàng biến đổi từ màu xanh thành màu vàngtrước khi rụng, còn sấu đỏ có lá chuyển từ màu xanhsang màu đỏ trước khi rụng. Tuy vậy 2 đặc điểm nàychưa đủ để tách sấu tía thành 2 loài riêng biệt. Trong trồng trọt ở Thái Lan, người ta đã tạo ranhiều giống sấu tía khác nhau như: Barngklarng, Eilar,Tuptim và Teparod. Giống Teparod hiện trồng khá phổbiến ở Philippin và mang tên sấu tía Bangkok. Giốngnày có ưu điểm là quả lớn, trọng lượng đến 250 g/quả,trong khi các giống sấu khác chỉ khoảng 80 g/quả.Phân bốViệt Nam: Cây phân bố ở các tỉnh phía Nam, từ Kon Tum,Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam, Phú Yên,Bình Định trở vào. Vùng Đông và Tây Nam Bộ đều cósấu tía mọc tự nhiên hoặc được gây trồng làm cây ănquả hay cây bóng mát.Thế giới: Sấu tía có nguồn gốc từ các nước Đông Dương và Phân bố sấu tía ở Việt NamTây Malaysia; nhiều nước vùng Nam và Đông Nam Ácũng gặp loài cây này như: Ấn Độ, Sri Lanka,Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Indonesia. Hiện nay sấu tía đã được du nhập vàonhiều nước nhiệt đới khác.Đặc điểm sinh học Cây phân bố trong rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hoặc rừng chuyển tiếp rừng thườngxanh và nửa rụng lá ở độ cao dưới 700 m so với mặt biển. Cây có khả năng chịu hạn tốt, ởvùng có mùa khô kéo dài vẫn gặp sấu tía phát triển bình thường. Cây phát triển tốt nhất trêncác loại đất sét và đất sét pha cát. Do là cây ưa sáng nên gặp sấu tía nhiều trong các rừng thứsinh, bên rìa hoặc nơi rừng nguyên sinh bị mở rộng, đủ ánh sáng cho sấu tía phát triển. Người ta đã trồng sấu tía từ độ cao ngang mặt biển đến độ cao trên 1.000 m, cây vẫn choquả. Cây sinh trưởng khá nhanh; sau 5-7 năm cây ra hoa, kết quả; nếu nhân giống vô tính chỉsau 3-4 năm cây đã cho quả. Trong mùa khô cây rụng lá, khi chồi non xuất hiện thì cũng đồngthời xuất hiện các chồi hoa. Ở Philippin, mùa hoa kéo dài 3 tháng (từ tháng giêng đến tháng 3).Ở Việt Nam, trong điều kiện tự nhiên, cây ra hoa tháng 2 và quả chín tháng 5 -7. Cây thụ phấnnhờ côn trùng. Tỷ lệ hoa thành quả thường thấp. Quả phát triển khoảng 5 tháng và chín vàotháng 6, 10 (Philippin) và tháng 5, 6 (Thái Lan). Cây có thể cho quả trong vòng 50 năm hayhơn.Công dụng Cây cho quả ăn được. Quả có thịt trắng mềm, có vị ngọt, hơi chua dịu, thường được ăntươi, làm mứt hoặc chế biến thành các món ăn đặc biệt được người địa phương ưa chuộngnhư nấu canh chua (có thể dùng lá non thay quả). Cả lớp vỏ ngoài và cơm quả đều có thể ăn.Lớp cơm quả có thể dính hoặc tách rời với hạt tuỳ từng giống sấu tía khác nhau. GiốngTeparod chưa đến 53% lớp cơm so với trọng lượng quả; nó chứa phần ăn được khoảng 100 gbao gồm 83,9% nước, 0,7 g protein, 1 g chất béo, 13,7 g carbohydrat, 1,1% chất xơ, 0,7 g chấttro, 11 mg calcium, 20 mg phôt pho, 1,2 mg sắt, 328 mg kali và 14 mg vitamin C. Giá trị nănglượng là 247 kJ/100g. Sấu tía là loại cây bóng mát tốt. Với tán lá có hình dáng và mầu sắc đẹp, sấu tía đã đượctrồng làm cây bóng mát ở nhiều đô thị của các nước Đông Nam Á. Cây cho loại gỗ tốt, lõi gỗ có màu hồng rất đẹp, giác màu xám hồng, nặng trung bình, tỷ 2 2trọng 0,55; lực uốn tĩnh 820 kg/cm ; lực đập xung kích 0,2 kg/m/ cm , lực kéo thẳng góc 220 kg/cm , lực tách ngang 11-17 kg/ cm. Hệ số co rút thấp 0,24-0,32. Thường dùng làm gỗlạng, ván thùng, gỗ xây dựng, bút chì, guốc... Lá non dùng làm thuốc chống sốt và ỉa chảy (sắc uống) hoặc giã ra đắp để trị ghẻ, ngứa.Vỏ tán nhỏ thành ...