Danh mục

Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 2

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.80 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khả năng không chuyển dịch của đất đai dẫn đến việc phân bố về số lượng và chất lượng đất đai mang tính khu vực rất chặt chẽ. 1. 4.2. Xu thế phát triển của việc sử dụng đất 1.4.2.1 . Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung Cùng với sự phát triển của xã hội, yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, các ngành nghề cũng phát triển theo xu hướng phức tạp và đa dạng dần, phạm vi sử dụng đất càng mở rộng. Cùng với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 2 Khả năng không chuyển dịch của đất đai dẫn đến việc phân bố về số lượng và chất lượng đất đai mang tính khu vực rất chặt chẽ. 1. 4.2. Xu thế phát triển của việc sử dụng đất 1.4.2.1 . Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung Cùng với sự phát triển của xã hội, yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, các ngành nghề cũng phát triển theo xu hướng phức tạp và đa dạng dần, phạm vi sử dụng đất càng mở rộng. Cùng với việc phát triển sử dụng đất theo không gian, trình độ tập trung cũng sâu hơn nhiều. Đất canh tác cũng như đất sử dụng theo các mục đích khác đều được phát triển theo hướng kinh doanh tập trung, với diện tích đất ít nhưng hiệu quả sử dụng Thời kỳ quá độ chuyển từ kinh doanh quảng canh sang kinh doanh thâm canh cao trong sử dụng đất là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Để nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích, đòi hỏi phải liên tục nâng mức đầu tư về vốn và lao động, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và công tác quản lý. 1.4.2.2. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hoá và chuyên môn hoá Khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội phát triển, sử dụng đất đai lừ hình thức quảng canh chuyển sang thâm canh đã kéo theo xu thế từng bước phức tạp hoá và chuyên môn hoá cơ cấu sử dụng đất. Tiến bộ KHKT đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên của con người, áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sản xuất của đất đai, thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Trước đây, việc sử dụng đất rất hạn chế, chủ yếu sử dụng bề.mặt của đất đai, nông nghiệp thì độc canh, đất lâm nghiệp, đồng cỏ, mặt nước ít được khai thác, khai thác khoáng sản còn hạn chế, xây dựng chủ yếu là chọn mặt bằng. Khi khoa học công nghệ được khai thác triệt để, hình thức sử dụng đa dạng, ruộng nước phát triển... đã làm cho nội dung sử dụng đất ngày một phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàn diện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải, vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đai để phục vụ con người. Để sử dụng hợp lý đất đai, đạt được sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất cần có sự phân công và chuyên môn hoá theo khu vực. Cùng với việc đầu tư, trang bị và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ yêu cầu nẩy sinh phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, đồng thời cũng hình thành các khu vực chuyên môn hoá sử dụng đất khác nhau về hình thức và quy mô. 1.4.2.3. Sử dụng đất đai phát triển theo xu hướng xã hội hoá và công hữu hoá Đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống. Việc chuyên môn hoá theo yêu cầu xã hội hoá sản xuất phải đáp ứng yêu cầu của xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội. Xã hội hoá sử dụng đất là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội hoá sản xuất. Vì vậy, xã hội hoá sử dụng đất và công hữu hoá là xu thế tất yếu Muốn kinh tế phát triển và thúc đẩy xã hội hoá sản xuất cao hơn, cần phải thực hiện xã hội hoá và công hữu hoá sử dụng đất. 2. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI -CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NHÀ NƯỚC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 2.1. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai 2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai Để hiểu khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai, cần tìm hiểu khái niệm về quy hoạch và đất đai dưới góc độ quản lý đất đai. Về thuật ngữ có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất đai như sau: quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định, bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... Hiện nay, ở Việt Nam chưa có định nghĩa chuẩn về đất đai. Theo cách hiểu thông thường, đất đai là phần nổi của mặt địa cầu mà trên đó con người và vạn vật đi lại, sinh sống... Tuy nhiên, dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể hiểu thuật ngữ “đất đai” như sau: Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia (không thể có quốc gia mà không có đất đai). Đất đai là loại tài sản đặc biệt - bất động sản - tức là loại lài sản không thể di rời được (điều 181 - Bộ luật dân sự). Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoảnh đất, vạc đất, mảnh đất miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước,. nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mcụđích khác nhau Qui hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: -Kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất). -Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...). - Pháp chế: (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật). Như vậy, có thể định nghĩa: quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất, kinh tế, kỹ thuật và pháp chê) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội -môi trường), thông qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất. Thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: