Danh mục

Siêu áp lực đối với các siêu thành phố

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.64 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo này tập trung vào mức độ tổn thương bởi biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của các thành phố. Báo cáo được chia thành bốn phần: bối cảnh, phương pháp luận, thẻ tính điểm và chính sách. Mặc dù tác giả tập trung làm nổi bật những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu tới 11 thành phố chủ chốt của Châu Á, bản tóm tắt này không mang ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực. Các thành phố được chọn trong báo cáo này đại diện cho các thành phố có diện tích rộng, phần lớn nằm ven biển và đều bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Các thành phố được chọn còn bởi chúng đại diện trên một mặt cắt của vùng ven biển Châu Á và sẽ phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Siêu áp lực đối với các siêu thành phốSiêu áp lực đối với các Siêu thành phốXếp hạng mức độ Dễ Tổn thương về Khí hậu đối với Các thành phố lớn ven biển ở Châu ÁShanghaiCHINAHong KongBANGLADESHCalcutta DhakaINDIAManilaPHILIPPINESTHAILANDBangkokVIETNAMCAMBODIAPhnomHo Chi MinhPenhKualaLumpurMALAYSIASINGAPOREINDONESIAJakartaMục lục3 - 6Phần I7 - 8Phần II9 - 10Phần IIITóm tắtBối cảnhPhương phápBảng cho điểm các thành phố11 - 12Dhaka, Bangladesh13 - 14Jakarta, Indonesia15 - 16Manila, Philippines17 - 18Calcutta, Ấn Độ19 - 20Phnom Penh, Cam pu chia21 - 22Hồ Chí Minh, Việt Nam23 - 24Thượng Hải, Trung Quốc25 - 26Bangkok, Thái Lan27 - 28Hồng Kông, Trung Quốc29 - 30Kuala Lumpur, Malaysia31 - 32Singapore, Cộng Hòa SingaporePhần IV33 - 34Phần V35 - 36Phần VI37 - 39Phần VIIXếp hạng tính tổn thươngCác khuyến nghị chính sáchTài liệu tham khảo2Phần ITóm tắtChâu Á có thể coi là một trong những vùng bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu vàsự dị biệt của khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt, từ an ninh - kinh tế quốc gia đến sức khỏe conngười, sản xuất lương thực, hạ tầng, dự trữ nước và các hệ sinh thái. Bằng chứng về biến đổi khí hậu ở Châu Á ngày càngrõ rệt: nhiệt độ trung bình đã tăng từ 1°C đến 3°C trong vòng 100 năm qua, lượng mưa thay đổi, các hiện tượng thời tiếtcực đoan tăng lên, và mực nước biển dâng cao hơn. Do có nhiều thành phố lớn ở Châu Á nằm cạnh bờ biển và trongkhu vực đồng bằng của các con sông lớn, các thành phố này càng chịu nhiều ảnh hưởng hơn từ biến đổi khí hậu. Do đó,báo cáo này nhấn mạnh đến mức độ bị ảnh hưởng của một số thành phố như vậy - với mục tiêu nâng cao nhận thứccủa khu vực về tác động của biến đổi khí hậu, khởi động cho các nghiên cứu và thảo luận về chính sách, thúc đẩy cáchành động bảo vệ con người và thiên nhiên trong và xung quanh các siêu thành phố của Châu Á thoát khỏi siêu áp lựctrong tương lai.Các thành phố chiếm chưa đến 1% bề mặt hành tinh chúng ta, và là ngôi nhà của khoảng 50% dân số thế giới, nhiều đôthị có xu thế tăng trưởng nhanh. Tất cả các thành phố và khu vực đô thị trên thế giới sử dụng khoảng 75% năng lượngcủa thế giới và chịu trách nhiệm đối với 75% khí phát thải. Nếu không có những đột phá về sử dụng hiệu quả nănglượng và giảm khí thải ở các thành phố, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những tác động nguy hiểm do biến đổi khíhậu mang lại ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Các thành phố là những điểm nóng về đổi mới và công nghệ, và từ lâuđã là nơi mà nhiều giải pháp đối với các vấn đề toàn cầu được triển khai, điều này có nghĩa là các thành phố cũng cótiềm năng là những hạt nhân tiên phong trong nỗ lực toàn cầu vì một tương lai carbon thấp.Tuy nhiên, báo cáo này tập trung vào mức độ tổn thương bởi biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của các thành phố.Báo cáo được chia thành bốn phần: bối cảnh, phương pháp luận, thẻ tính điểm và chính sách. Mặc dù chúng tôi tậptrung làm nổi bật những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu tới 11 thành phố chủ chốt của Châu Á, bản tóm tắt này khôngmang ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực. Các thành phố được chọn trong báo cáo này đại diện cho các thành phố có diện tíchrộng, phần lớn nằm ven biển và đều bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Các thành phố được chọn còn bởi chúng đại diệntrên một mặt cắt của vùng ven biển Châu Á và sẽ phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Chúng tôi khuyếnkhích các Chính phủ và các bên liên quan sử dụng báo cáo này như là chất xúc tác cho các cuộc thảo luận sâu hơn vềbiến đổi khí hậu trong khu vực, từ đó quyết định nên nghiên cứu thêm về vấn đề cụ thể nào, và chính sách nào phùhợp. Đối với mỗi thẻ tính điểm, chúng tôi đưa ra một hồ sơ ngắn về thành phố được lựa chọn, nhấn mạnh các biến đổikhí hậu đã được ghi nhận, tóm tắt các tác động lớn về khí hậu mà thành phố đó đang phải đối mặt, và đề xuất một sốchiến lược ứng phó nhằm giảm ảnh hưởng đến thành phố. Trong nghiên cứu này, tính dễ bị tổn thương của các thànhphố được xem xét như là một hàm số của tính nhạy cảm, năng lực thích ứng và hiểm họa mà các thành phố này phảiđối mặt. Ba tham số này được trung bình hóa để tính điểm và xếp hạng mức độ tổn thương. Tuy nhiên, trong báo cáo3Phần Inày, WWF tiếp cận vấn đề tính toán mức độ tổn thương dựa trên phân tích đơn giản nhất tới mức có thể, chúng tôi luônđánh giá cao những phân tích dựa trên những yếu tố khác để xem xét về tính dễ tổn thương cũng như những phươngpháp khác để đánh giá tính dễ tổn thương.Tính dễ tổn thương tổng thể988DhakaJakartaManila7766Calcutta Phnom Pênh Hồ Chí Minh Thượng Hải5444BangkokHồng KongKLSingaporeXếp hạng tính dễ tổn thương tổng thểDưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ thang điểm dùng để tính mức độ dễ tổn thương và xếp hạng chúng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: