Siêu vật liệu có chiết suất lớn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Siêu vật liệu có chiết suất lớn Siêu vật liệu có chiết suất lớnNhững vật chất thiên nhiên thường có chiết suất n trong khoảng1 đến 3 (thí dụ: chân không n = 1, thủy tinh n = 1,5, kim cươngn = 2,4). Từ năm 2000, một loại vật liệu nhân tạo gọi là “siêu vậtliệu” (metamaterials) đã được thiết kế và đang trở thành một đềtài nghiên cứu “nóng”.Hình 1: Khúc xạ trong chất lỏng có chiết suất dương (hình trái)và trong chất lỏng giả tưởng có chiết suất âm [O. Hess, Nature455 (2008) 299]Gần đây, các nhà khoa học Hàn Quốc mang đến một kết quảkinh ngạc. Họ thiết kế thành công một siêu vật liệu có chiết suấtcực kỳ to, n = 33 [M. Choi et al, Nature 470 (2011)369]. Khácvới vật liệu thiên nhiên như các chất vô cơ, hữu cơ, kim loại vàoxit kim loại, siêu vật liệu là một cấu trúc được thiết kế hoàntoàn nhân tạo bằng cách bố trí những đơn vị cấu trúc sao chochiết suất quang học có trị số theo ý muốn kể cả trị số âm. Hãytưởng tượng khi ta có một chất lỏng có chiết suất âm, sự khúc xạsẽ xảy ra ở một hướng nghịch lại (hình1)Vật liệu nhân tạo này được biểu hiện bằng tiền tố “siêu” dịch từchữ “meta” từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là “vượt”. Siêu vật liệu“vượt” qua những vật liệu thiên nhiên nằm ở ý nghĩa là khi đơnvị cơ bản của vật chất như chúng ta thường biết là phân tử, thìtrong siêu vật liệu là những đơn vị cấu trúc nhân tạo có kích cỡtừ milimét đến nanomét. Chúng có thể là que micro/nano vàng,sợi micro/nano bạc, vòng kim loại hay là mạng lưới vi mô. Hìnhdáng, kích thước và cách sắp xếp của những đơn vị này đượctính toán để thích ứng cho một ứng dụng do sự tương tác giữasiêu vật liệu và sóng điện từ (ánh sáng).Siêu vật liệu có chiết suất âm có ngay một tiềm năng ứng dụnglà chế tạo ra “siêu thấu kính” (superlens). Các thấu kính quanghọc bình thường không cho hình ảnh rõ rệt của vật quan sát khivật này có kích thước tương đương với bước sóng ánh sáng dosự nhoè nhiễu xạ. Nếu bước sóng của ánh sáng trắng là 550 nm(nanomét) thì ảnh của vật nhỏ hơn 550 nm (độ lớn của vi-rút)trong kính hiển vi quang học sẽ bị nhoè. Tuy nhiên, siêu thấukính có chiết suất âm sẽ không bị ảnh hưởng của sự nhoè ảnh.Điều này cho thấy siêu thấu kính sẽ cho một dụng cụ quang họcđể quan sát một vật có độ lớn nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng.Khả năng “kỳ quái” của siêu thấu kính lập tức có những đề nghịứng dụng trong li-tô quang tạo ra những vi mạch đến cấpnanomét, sản xuất các loại đĩa quang học (DVD, CD) với lượngtrữ dữ liệu vài trăm lần nhiều hơn và tiềm năng xử lý dữ liệubằng ánh sáng trong máy vi tính hay dụng cụ điện tử.Hình 2: Đường đi của sóng điện từ trong siêu vật liệu: (A) Biểuhiện hai chiều, vật bị phủ là quả cầu tròn có bán kính R1, và lớpphủ có bề dày (R2-R1) và (B) Biểu hiện ba chiều [J. B. Pendryet al, Science 312 (2006) 1780].Một ứng dụng khác là “tàng hình”. Khi chúng ta nhìn mặt đườngvào mùa hè nóng bức, từ một khoảng cách thích hợp ta thấytrước mắt xuất hiện một “vũng nước” lung linh ảo ảnh của bầutrời và cây cối bên đường. Hiện tượng này do sự thay đổi dầndần của chiết suất từ trị số to của không khí lạnh phía trên đếntrị số nhỏ hơn của không khí nóng tiếp giáp với mặt đường. Sựthay đổi chiết suất uốn cong đường đi của ánh sáng. Các nhàkhoa học cũng đã thiết kế siêu vật liệu có sự thay đổi chiết suấtlàm cong đường đi của sóng điện từ xung quanh một vật nhưdòng nước chảy quanh khối đá nhô lên giữa dòng. Vì không cósự phản xạ sóng từ vật nên đối với người quan sát vật này “tànghình”. Như vậy, siêu vật liệu không những có thể có chiết suấtâm mà còn là một tập hợp của những mảnh khảm (mosaic)quang học mang từng trị số chiết suất khác nhau làm congđường đi sóng điện từ tùy theo ý muốn của con người
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp giảng dạy hóa học lý thuyết các phản ứng hóa học nghiên cứu các phản ứng hóa học Tài liệu hóa học bài giảng môn hóa họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình xử lý nước các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp cơ lý học kết hợp hóa học-hóa lý p7
10 trang 56 0 0 -
Cấu Tạo Phân Tử Và Cấu Tạo Không Gian Vật Chất Phần 7
20 trang 55 0 0 -
13 trang 40 0 0
-
Bài 9: NGHIÊN CỨU CÂN BẰNG HẤP THỤ TRIỂN RANH GIỚI PHA RẮN – LỎNG TỪ DUNG DỊCH
4 trang 37 0 0 -
Bài Giảng Hóa Đại Cương 1 - Chương 9&10
13 trang 34 0 0 -
7 trang 33 0 0
-
Cách phân loại thuốc thử hữu cơ phần 4
29 trang 32 0 0 -
Bộ 150 đề môn Hóa học năm 2019 (Có lời giải)
7 trang 30 0 0 -
Bài Giảng Hóa Hữu Cơ 1 - Chương 8
5 trang 30 0 0 -
Bài Giảng Hóa Môi Trường - Chương 3
28 trang 29 0 0 -
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KHIỂN PHI TUYẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TUYẾN TÍNH HOÁ CHÍNH XÁC
9 trang 29 0 0 -
Bộ đề tổng hợp bài tập hóa học lớp 12 (có đáp án) - Đề số 1
5 trang 27 0 0 -
Tiêu chuẩn để đánh giá dầu thô phần 2
7 trang 26 0 0 -
Hóa học xanh trong công nghệ dệt nhuộm (H2N2)
5 trang 25 0 0 -
BÀI TẬP CHƯƠNG II: CACBOHIĐRAT
8 trang 25 0 0 -
bài giảng cơ sở lý thuyết hóa học phần 1
11 trang 24 0 0 -
10 phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa học
84 trang 24 0 0 -
9 trang 24 0 0
-
Phương pháp giá trị trung bình
4 trang 23 0 0 -
Bài 7: Xác tác đồng thể-Phản ứng phân thủy H2O2
3 trang 23 0 0