Sim
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 155.67 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công dụng: Quả sim chín ăn có vị ngọt, thơm, một thứ quả mà trẻ em rất ưa thích. Quả chín có thể chế biến thành dạng mứt giữ được lâu, để ăn dần. Một sản phẩm rất có giá trị chế biến từ quả sim là "rượu sim", một thứ rượu ngon và bổ hiện mới chỉ thấy được chế biến ở đảo Phú Quốc. Sản phẩm đã được bán ở một số nơi trong nước, nhưng còn ít, chưa trở thành hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quả sim được dùng làm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SimSim Công dụng: Quả sim chín ăn có vị ngọt, thơm, một thứ quả mà trẻ em rất ưathích. Quả chín có thể chế biến thành dạng mứt giữ được lâu, để ăn dần. Mộtsản phẩm rất có giá trị chế biến từ quả sim là rượu sim, một thứ rượu ngonvà bổ hiện mới chỉ thấy được chế biến ở đảo Phú Quốc. Sản phẩm đã đượcbán ở một số nơi trong nước, nhưng còn ít, chưa trở thành hàng hoá lớn đápứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quả sim được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ (ởMalaysia). Rễ sim chữa xuất huyết, đau lưng, mỏi gối, viêm khớp. Ở TrungQuốc, rễ sim còn dùng chữa viêm gan, ngộ độc. Búp và lá non chữa đaubụng, ỉa chảy, kiết lỵ, viêm đường ruột cấp tính, cầm máu. Lá chế biến thànhdạng cao chữa bỏng, nước sắc từ lá sim rửa các vết thương. Sim có hoa đẹpcòn được trồng làm cảnh ở các gia đình, các công viên (ở Java và Florida).Thành phần hoá học trong quả sim gồm các chất đường, bột, vitamin, cácflavon-glucosid, malvidin-3glucosid, các hợp chất phenol, các acid min, acidhữu cơ và muối khoáng. Trong thân và lá có các hợp chất triterpen nhưbetulin, acid betulinic, taraxerol,... Gần đây Trung Quốc chiết được từ lá mộtchất là tomentosin. Hình thái: Cây bụi nhỏ, cao 1-2 m. Vỏ màu nâu-xám, nứt rạn dài theo chiềudọc. Cành non hình trụ, có lông mềm màu xám, sau nhẵn. Lá mọc đối, hìnhbầu dục-thuôn, dài 4-8 cm, rộng 2-4 cm; đầu tròn hay tù; gốc tù, thuôn hayhình nêm; mép nguyên hơi gập xuống; mặt trên ở lá non có lông rải rác, saunhẵn; mặt dưới có lông mềm mịn màu trắng; gân xuất phát từ gốc 3, trongđó 2 gân phía ngoài gần như chạy song song với mép lá; cuống lá dài 3-10mm, có lông. Hoa mọc đơn độc hay thành cụm hoa hình sim ở nách lá, mang 3hoa; cuống chung dài 1-2 cm, lá bắc hình bầu dục, dạng lá, dài 6-12 mm; lábắc nhỏ hình bầu dục hay hình trứng, dài 2-3 mm, tồn tại; cuống hoa dài 0,5-2 cm. Đài hình chuông, dài 5-7 mm, có lông, có 3-5 gân dọc, 5 thuỳ tồn tại ởgiai đoạn quả. Tràng màu hồng tím, 5 thuỳ hình trứng ngược, dài 10-18 mm,rộng 8-12 mm, dễ rụng. Nhị nhiều, dính ở phía dưới, dài 10-15 mm gần bằngnhau, có màu tím hồng; bao phấn đính lưng. Bầu hạ (bầu dưới), dài 13-15mm, có 3(4) ô, nhiều noãn vòi dài hơn nhị, có lông ở dưới; núm nhuỵnguyên. Quả mọng, thuôn, cỡ 10-15 x 8-10 mm, có lông, khi chín có màutím sẫm. Hạt nhiều ở trong 6(8) ô giả, xếp thành 2 dãy trong mỗi ô, hìnhthận bị ép, rộng 1- 1,5 mm. Phân bố: - Việt Nam: Sim là cây khá phổ biến và quen thuộc gặp ở hầu hếtcác tỉnh trung du và miền núi, từ Bắc vào Nam, trên đất liền cũng như hảiđảo. - Thế giới: Sim là cây mọc tự nhiên phổ biến ở vùng nhiệt đới vàcận nhiệt đới ở châu Á như Ấn Độ, Myanmar, Nam Trung Quốc, Triều Tiên,Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Philippin,Australia. Đặc điểm sinh học: Sim là loài cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn rất tốt. Trong cácrừng kín hay dưới tán rừng không thấy có sim sinh trưởng và phát triển. Simmọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi, trên đồng cỏ, rừng thưa hayven rừng, nơi giàu ánh sáng lẫn với Mua (Melastoma), chổi xuể (Baeckea)và tạo thành những quần thể cây bụi ở độ cao từ thấp đến 1500m. Sim có thểsinh trưởng và phát triển trên đất giàu mùn cũng như đất nghèo, đất có độchua cao, cả vùng nóng ẩ m lẫn vùng khô hạn. Mùa hoa tháng 4-5, quả chíntháng 7-8. Ở nước ta, sim là cây ăn quả, mọc hoang dại và ít được coi trọng.Tuy nhiên, cây được đánh giá là loài có sức sống mạnh, sống lâu, tham giatốt vào quá trình diễn thế thứ sinh trên đất sau nương rẫy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SimSim Công dụng: Quả sim chín ăn có vị ngọt, thơm, một thứ quả mà trẻ em rất ưathích. Quả chín có thể chế biến thành dạng mứt giữ được lâu, để ăn dần. Mộtsản phẩm rất có giá trị chế biến từ quả sim là rượu sim, một thứ rượu ngonvà bổ hiện mới chỉ thấy được chế biến ở đảo Phú Quốc. Sản phẩm đã đượcbán ở một số nơi trong nước, nhưng còn ít, chưa trở thành hàng hoá lớn đápứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quả sim được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ (ởMalaysia). Rễ sim chữa xuất huyết, đau lưng, mỏi gối, viêm khớp. Ở TrungQuốc, rễ sim còn dùng chữa viêm gan, ngộ độc. Búp và lá non chữa đaubụng, ỉa chảy, kiết lỵ, viêm đường ruột cấp tính, cầm máu. Lá chế biến thànhdạng cao chữa bỏng, nước sắc từ lá sim rửa các vết thương. Sim có hoa đẹpcòn được trồng làm cảnh ở các gia đình, các công viên (ở Java và Florida).Thành phần hoá học trong quả sim gồm các chất đường, bột, vitamin, cácflavon-glucosid, malvidin-3glucosid, các hợp chất phenol, các acid min, acidhữu cơ và muối khoáng. Trong thân và lá có các hợp chất triterpen nhưbetulin, acid betulinic, taraxerol,... Gần đây Trung Quốc chiết được từ lá mộtchất là tomentosin. Hình thái: Cây bụi nhỏ, cao 1-2 m. Vỏ màu nâu-xám, nứt rạn dài theo chiềudọc. Cành non hình trụ, có lông mềm màu xám, sau nhẵn. Lá mọc đối, hìnhbầu dục-thuôn, dài 4-8 cm, rộng 2-4 cm; đầu tròn hay tù; gốc tù, thuôn hayhình nêm; mép nguyên hơi gập xuống; mặt trên ở lá non có lông rải rác, saunhẵn; mặt dưới có lông mềm mịn màu trắng; gân xuất phát từ gốc 3, trongđó 2 gân phía ngoài gần như chạy song song với mép lá; cuống lá dài 3-10mm, có lông. Hoa mọc đơn độc hay thành cụm hoa hình sim ở nách lá, mang 3hoa; cuống chung dài 1-2 cm, lá bắc hình bầu dục, dạng lá, dài 6-12 mm; lábắc nhỏ hình bầu dục hay hình trứng, dài 2-3 mm, tồn tại; cuống hoa dài 0,5-2 cm. Đài hình chuông, dài 5-7 mm, có lông, có 3-5 gân dọc, 5 thuỳ tồn tại ởgiai đoạn quả. Tràng màu hồng tím, 5 thuỳ hình trứng ngược, dài 10-18 mm,rộng 8-12 mm, dễ rụng. Nhị nhiều, dính ở phía dưới, dài 10-15 mm gần bằngnhau, có màu tím hồng; bao phấn đính lưng. Bầu hạ (bầu dưới), dài 13-15mm, có 3(4) ô, nhiều noãn vòi dài hơn nhị, có lông ở dưới; núm nhuỵnguyên. Quả mọng, thuôn, cỡ 10-15 x 8-10 mm, có lông, khi chín có màutím sẫm. Hạt nhiều ở trong 6(8) ô giả, xếp thành 2 dãy trong mỗi ô, hìnhthận bị ép, rộng 1- 1,5 mm. Phân bố: - Việt Nam: Sim là cây khá phổ biến và quen thuộc gặp ở hầu hếtcác tỉnh trung du và miền núi, từ Bắc vào Nam, trên đất liền cũng như hảiđảo. - Thế giới: Sim là cây mọc tự nhiên phổ biến ở vùng nhiệt đới vàcận nhiệt đới ở châu Á như Ấn Độ, Myanmar, Nam Trung Quốc, Triều Tiên,Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Philippin,Australia. Đặc điểm sinh học: Sim là loài cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn rất tốt. Trong cácrừng kín hay dưới tán rừng không thấy có sim sinh trưởng và phát triển. Simmọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi, trên đồng cỏ, rừng thưa hayven rừng, nơi giàu ánh sáng lẫn với Mua (Melastoma), chổi xuể (Baeckea)và tạo thành những quần thể cây bụi ở độ cao từ thấp đến 1500m. Sim có thểsinh trưởng và phát triển trên đất giàu mùn cũng như đất nghèo, đất có độchua cao, cả vùng nóng ẩ m lẫn vùng khô hạn. Mùa hoa tháng 4-5, quả chíntháng 7-8. Ở nước ta, sim là cây ăn quả, mọc hoang dại và ít được coi trọng.Tuy nhiên, cây được đánh giá là loài có sức sống mạnh, sống lâu, tham giatốt vào quá trình diễn thế thứ sinh trên đất sau nương rẫy.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây sim giống cây lâm nghiệp tài liệu lâm nghiệp đặc điểm cây lâm nghiệp công dụng cây lâm nghiệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu sản xuất ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ cây hông và keo PMDI
10 trang 107 0 0 -
8 trang 95 0 0
-
9 trang 86 0 0
-
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 3
11 trang 54 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 48 0 0 -
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 45 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 10
6 trang 42 0 0 -
Giáo trình : Khoa học Trồng và chăm sóc rừng part 3
9 trang 34 0 0 -
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 15
76 trang 34 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 10
11 trang 33 0 0