Sinh thiết tuyến vú bằng chọc hút kim nhỏ (FNA vú) là thủ thuật dùng kim nhỏ để chọc hút lấy một mẫu mô từ một tổn thương nghi ngờ là tổn thương chưa có chẩn đoán chắc chắn hoặc chẩn đoán không rõ ràng ở vú để chẩn đoán bệnh lý tuyến vú. Trong thủ thuật này kim thường dùng là kim số G22-25 (thường dùng nhất là kim G25).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SINH THIẾT TUYẾN VÚ BẰNG CHỌC HÚT KIM NHỎ SINH THIẾT TUYẾN VÚ BẰNG CHỌC HÚT KIM NHỎSinh thiết tuyến vú bằng chọc hút kim nhỏ (FNA vú) là thủ thuật dùng kim nhỏđể chọc hút lấy một mẫu mô từ một tổn thương nghi ngờ là tổn thương chưa cóchẩn đoán chắc chắn hoặc chẩn đoán không rõ ràng ở vú để chẩn đoán bệnh lýtuyến vú. Trong thủ thuật này kim thường dùng là kim số G22-25 (thường dùngnhất là kim G25).Khi nào bệnh nhân được chỉ định làm FNA vú?Khi trên lâm sàng, nhũ ảnh hoặc siêu âm vú có tổn thương nghi ngờ thì bệnh nhânđược chỉ định làm FNA vú để xác định tổn thương đó là lành tính hay ác tính. Thủthuật này được thực hiện đơn giản, nhanh chóng, không ảnh hưởng đáng kể lêntổng trạng bệnh nhân nên hầu như không có chống chỉ định. Khi làm FNA, biếnchứng hầu như rất ít xảy ra, nếu có chủ yếu l à xuất huyết và hematoma tại vị tríchọc hút, tràn khí màng phổi thì rất hiếm gặp.ƯU ĐIỂM CỦA FNAĐây là một kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền, thực hiện nhanh chóng và an toàn với độchính xác cao. Do được thực hiện bằng kim nhỏ nên kỹ thuật này có tính thẩm mỹcao hơn so với các kỹ thuật sinh thiết khác.Độ chính xác của FNA vú có thể đạt đến 96.5%, với độ nhạy là 92.5% và độ đặchiệu là 99,8% cho thấy đây là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán ung th ưvú. Trong đó giá trị tiên đoán dương là 99.7% và giá trị tiên đoán âm là 94.2%.Tỉ lệ dương tính giả rất thấp 0.28%, chủ yếu do đọc sai, gặp trong các tr ường hợpbệnh lý như u sợi tuyến có biến đổi không điển hình, tăng sản biểu mô (như tiếtsữa, tăng sản, u nhú, u tuyến lành và phì đại tuyến vú ở nam giới), u diệp thể, tổnthương viêm (như hoại tử mỡ, nang bị rách và tái tạo), tế bào đỉnh tiết không điểnhình, biến đổi tế bào do xạ trị.Tỉ lệ âm tính giả: 5-20%, chủ yếu do lấy mẫu không đúng vị trí, hiếm khi do đọcsai . Nếu chỉ xét những phết đạt yêu cầu thì tỉ lệ âm tính giả khoảng 2% (tươngđương với cắt lạnh, thậm chí với cắt th ường). Kích thước và tính chất tổn thươngcó thể ảnh hưởng đến việc lấy mẫu.Ví dụ như những tổn thương nhỏ, nhất lànhững tổn thương < 1 cm (có thể là ung thư vú còn nhỏ) có thể bị bỏ sót và lấyđược ít tế bào, gây ra âm tính giả. Do đó để cảm nhận được các u nhỏ, có thể dùngkim không syringe (còn gọi là kỹ thuật không hút), nhưng phương pháp này ítthành công trong u lành. Ngược lại, u lớn (> 4 cm) cũng có thể gây dương tính giả,chẳng hạn những tổn thương lành tính có kích thước lớn có thể làm lu mờ một tổnthương ác tính nhỏ. Mặt khác, tính chất u tự nó cũng có thể gây âm tính giả (ví dụnhư trong ung thư ống tuyến vú xơ hóa hoặc ung thư tiểu thùy xâm nhập). Vì vậykhi gặp u xơ hóa mà nghi ngờ ung thư xơ hóa thì nên chọc hút phần ngoại biên củau và dùng kim nhỏ hơn (G25).Tóm lại, có một số ung th ư vú không chẩn đoán được bằng FNA vú; những u màFNA cho kết quả âm tính giả thường có kích thước nhỏ, phát triển chậm và có tiênlượng tốt. Cần biết rằng kết quả FNA âm tính không thể loại trừ hoàn toàn tổnthương ác tính.BỘ BA CHẨN ĐOÁNNếu chỉ thực hiện riêng lẻ một trong ba phương pháp chẩn đoán thì độ chính xáccủa từng phương pháp là: khám lâm sàng 70-90%, X-quang vú 85-90%, FNA vú90-99%.Như vậy không có một chẩn đoán nào mà một mình nó có thể chẩn đoán được tấtcả các trường hợp ung thư vú. Do đó rất cần phải kết hợp bộ ba chẩn đoán trên.Khi kết hợp bộ ba chẩn đoán thì độ chính xác đạt đến gần 100%. Nếu tất cả 3 chẩnđoán đều cho thấy ác tính r õ thì chỉ có 1% sai lầm nhưng nếu tất cả 3 chẩn đoánđều cho thấy lành tính rõ thì 99% tổn thương đó lành tính thật sự. Khi 1 trong 3chẩn đoán có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán cuối cùng.Thật vậy, việc sử dụng bộ 3 chẩn đoán hiếm khi bỏ sót ung thư vú và điều này chỉthường xảy ra ở phụ nữ trẻ (≤ 35 tuổi), là đối tượng có tần suất ung thư vú thấp.Chỉ có khoảng 1-3% FNA vú ở phụ nữ trẻ < 30 tuổi cho kết quả là ác tính.Nếu 1 trong 3 chẩn đoán có một chẩn đoán nào không phù hợp thì phải khám lâmsàng lại một cách cẩn thận và nói chung là nên thực hiện sinh thiết. Trong trườnghợp FNA vú (-) nhưng lâm sàng nghi ngờ thì không loại trừ chẩn đoán và cần phảisinh thiết.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KỸ THUẬT FNA:1. Chuẩn bị: syringe 10 ml, kim G25, súng, lam (có ký hiệu bệnh nhân), lọ đựngdung dịch cố định (cồn 97-1000), cồn sát trùng da. Lắp syringe + kim vào súng.Đeo gant. Giải thích, trấn an bệnh nhân.2. Khám để xác định vùng chọc hút. Chọn đường vào là đường ngắn nhất tới u,nên tránh vùng nhạy cảm (quầng vú, núm vú). Nếu cần thiết, có thể gây tê. Chọnvị trí chọc là nơi tổn thương điển hình đặc trưng cho chẩn đoán.3. Sát trùng da vùng chuẩn bị chọc hút.4. Tiến hành: 1 tay cố định u và căng da, 1 tay cầm súng, đâm kim dứt khoát,nhanh (ước lượng độ sâu của kim). Kéo pistol ra # 1ml. Nhấp kim vào-ra nhịpnhàng, tốc độ 3-4 nhịp/giây, mỗi nhát dứt khoát, không xoay kim, mạnh vừa phải.Đổi hướng kim bằng cách rút kim lui ...