Danh mục

Sinh viên kế toán với những cơ hội việc làm

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.11 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm mục đích giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về ngành kế toán cũng như những cơ hội và thách thức mà những tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán sẽ phải đương đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh viên kế toán với những cơ hội việc làm SINH VIÊN KẾ TOÁN VỚI NHỮNG CƠ HỘI VIỆC LÀM Nguyễn Thị Hoài Thƣơng, Trần Lê Mỹ Nhƣ, Ngô Nhƣ Hảo Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kế toán như thế nào? là câu hỏi được hầu hết sinh viên đặt ra khi tìm hiểu về ngành học tiềm năng và đầy triển vọng này. Cũng không mấy khó hiểu cho những thắc mắc này, bởi đối với bất cứ một ai trong mỗi chúng ta khi muốn học tốt và thành công trong công việc, điều quan trọng hơn hết là bạn phải hiểu rõ ngành đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao. Bài viết này nhằm mục đích giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về ngành kế toán cũng như những cơ hội và thách thức mà những tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán sẽ phải đương đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cơ hội; kế toán; ngành nghề; thách thức; việc làm. 1. GIỚI THIỆU Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Khi tìm hiểu về ngành kế toán, câu hỏi “ngành kế toán là gì? Cơ hội việc làm của ngành kế toán khi ra trường?” nhận được rất nhiều sự quan tâm và là câu hỏi được hầu hết sinh viên đặt ra khi tìm hiểu về ngành học tiềm năng và đầy triển vọng này. Cũng không mấy khó hiểu cho những thắc mắc này, bởi đối với bất cứ một ai trong mỗi chúng ta khi muốn học tốt và thành công trong công việc, điều quan trọng hơn hết là bạn phải hiểu rõ ngành đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao. 1.1 Ngành kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp. Đối tượng chính của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt đó là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp 1.2 Học ngành kế toán ra trƣờng làm gì? Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy, thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2 - 6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng. Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như: – Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính. – Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ. – Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính 382 – Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế... 1.3 Học ngành Kế toán ra trƣờng làm việc ở đâu Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại: – Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm. – Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện. – Các cơ quan quản lý nhà nước : bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư. – Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán. Về cơ bản, ngành Kế toán hiện nay được phân làm ba chuyên ngành chính: kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán tài chính với nhiều bậc học khác nhau từ Trung cấp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng đến Đại học. Vì là ngành học hấp dẫn nên kế toán hiện được đào tạo tại rất nhiều trường, tuy nhiên các trường đào tạo có uy tín, bài bản về ngành kế toán hiện không nhiều, có thể kể đến các trường sau: Đại học Tài Chính – Ngân Hàng Hà Nội, Đại Học Thương Mại... 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NGHÀNH KẾ TOÁN Kế toán được đào tạo ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Số lượng sinh viên ra trường rất nhiều, lượng thành lập doanh nghiệp cũng rất lớn. Vậy tại sao có rất nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc? Cơ hội và thách thức của ngành kế toán là gì? Những năm nay, vấn đề xin việc đúng ngành cũng rất là khó, riêng kế toán cũng vậy. Nhưng hiện nay sinh viên kế toán cần phải làm gì và trao dồi những gì để có một nền tảng kiến thức gọi chung là “kinh nghiệm”. Kế toán là ngành đặc thù, chuyên môn mà bất cứ ai muốn làm được cũng cần phải có thời gian, quá trình học tập kiến thức một cách có giáo trình, bài bản. Kế toán là công việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Hàng ngày, tại một doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số lượng các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng khá nhiều, ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì con số đó còn gấp rất nhiều lần. Hơn nữa, kế toán không chỉ đơn thuần chỉ là ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh vào các loại sổ sách: sổ cái, sổ nhật ký chung, các sổ chi tiết,… bởi nếu chỉ làm công việc như vậy thì không được gọi là Kế toán mà người ta gọi đó là Book- keeper nghĩa là người phụ trách giữ sổ sách. Mà thực chất kế toán phải là người hiểu hết các nghiệp vụ ghi chép đó và ý nghĩa của những con số nói lên điều gì về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, hay nói đơn giản là kế toán là phải biết biến những con số đó trở thành những con số “biết nói”- mang thông tin kinh tế, tài chính. Để từ đó, người kế toán sẽ có những báo cáo với nhà quản trị để họ nắm được tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp mình đang như ...

Tài liệu được xem nhiều: