Danh mục

SKKN: Bồi dưỡng tư duy học sinh qua giờ học tự chọn môn toán lớp 10

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.81 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rất nhiều học sinh còn lúng túng trước các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức đặc biệt là học sinh lớp 10. Trong những năm gần đây thực hiện chương trình giảm tải của Bộ giáo dục, môn toán chương trình ban cơ bản của lớp 10 còn 3 tiết trên tuần. Mời các bạn tham khảo thêm bài SKKN này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Bồi dưỡng tư duy học sinh qua giờ học tự chọn môn toán lớp 10Bồi dưỡng tư duy học sinh qua giờ học tự chọn môn toán lớp 10 1 PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦUI.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bất đẳng thức và các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức làcác vấn đề đã được đề cập trong chương trình sách giáo khoa môn toán ở bậc Trung họcphổ thông. Thời gian giảng dạy chủ đề này không nhiều, mức độ bài tập trình bày trongsách giáo khoa và sách bài tập đều ở dạng cơ bản. Tuy nhiên trong các kỳ thi Đại học vàcác kỳ thi học sinh giỏi thì các bài toán về bất đẳng thức và tìm giá trị lớn nhất, giá trịnhỏ nhất lại là một đỉnh cao mà rất ít học sinh có thể vượt qua. Rất nhiều học sinh cònlúng túng trước các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức đặc biệt làhọc sinh lớp 10. Trong những năm gần đây thực hiện chương trình giảm tải của Bộ giáo dục, môntoán chương trình ban cơ bản của lớp 10 còn 3 tiết trên tuần. Trường THPT NguyễnTrung Ngạn xây dựng kế hoạch giảng dạy thêm một tiết tự chọn dành cho môn toán dạytheo chủ đề bám sát. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, của Ban chuyên môn, Tổ toánđã xây dựng kế hoạch dạy tự chọn môn toán lớp 10 theo từng chủ đề, bám sát với phânphối chương trình của Sở giáo dục trong đó có chủ đề : Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏnhất của biếu thức, chủ đề này được thực hiện sau khi học sinh học xong bài Bất đẳngthức. Năm học 2012-2013 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 10A1.Thực tếtrong những năm học trước bản thân tôi cũng đã có những băn khoăn trăn trở về cáchhướng dẫn học sinh học giờ tự chọn như thế nào cho hiệu quả và làm thế nào để học sinhcó hứng thú học trong các giờ tự chọn? Trong khi tài liệu chung để học sinh và giáo viêntham khảo không có. Khóa học 2008 - 2011 tôi đã mạnh dạn đưa một số dạng bài tập tìmgiá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất vào giảng dạy ở giờ tự chọn và học sinh đã có hứng thútrong việc giải các dạng bài tập đó.Tuy nhiên kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh học sinhchỉ đạt giải ba, còn thi đại học mới có một số em đạt điểm 9 khối A và khối B. Trongnăm học này tôi mạnh dạn giới thiệu cho học sinh lớp 10 một số dạng bài toán tìm giá trịlớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức để giúp bồi dưỡng tư duy cho học sinh, nâng cao nănglực, rèn luyện kỹ năng giải toán và đặc biệt tạo cho học sinh hứng thú học trong giờ tựchọn và lòng đam mê chinh phục đỉnh cao trong các kỳ thi sắp tới. Các bài toán tìm giá trị lớn nhât, giá trị nhỏ nhất có một vị trí quan trọng trong cáckỳ thi và nó có sức hấp dẫn đối với học sinh khá giỏi và cả những người say mê toán.Đốivới đối tượng học sinh lớp 10 các em chưa học đạo hàm nên chỉ dừng lại ở một sốphương pháp cơ bản để giải các bài toán đó.Tuy nhiên thời gian dạy chủ đề này khôngnhiều nên tôi chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các bài toán tìm giá trị lớn nhât, giá trị nhỏnhất bằng bất đẳng thức giúp cho các giờ học tự chọn đạt hiệu quả và học sinh thích họcgiờ tự chọn hơn. Chính vì lý do đó tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến“ Bồi dưỡng tư duy học sinh qua giờ học tự chọn môn toán lớp 10”. Xin trao đổi cùngcác đồng nghiệp.II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp học sinh lớp 10 nâng cao khả năng tư duy toán học, có những suy nghĩ tíchcực trong các bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.Học sinh thích học các giờ tựchọn hơn, đồng thời qua đó giúp học sinh say mê nghiên cứu toán học, ham học hỏi. Tạocho học sinh có niềm tin, mơ ước chinh phục được đỉnh cao của trí tuệ. 2III PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu:Học sinh lớp 10A1 của Trường THPT Nguyễn Trung Ngạn trong giờ học tự chọn môntoán. 2. Phạm vi nghiên cứu:“ Bồi dưỡng tư duy học sinh qua giờ học tự chọn môn toán lớp 10” bằng các bài toánTìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhât.IV. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, tôi dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở Trường ĐHSP,các tài liệu về phương pháp giảng dạy, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, sách giáokhoa, sách bài tập, sách tham khảo của bộ môn Toán bậc trung học phổ thông …V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau đây: – Phương pháp nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu sách tham khảo, đề thi học sinh giỏi, mạng Internet, các tài liệu liên quan khác… – Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát học sinh lớp 10A1 của TrườngTHPT Nguyễn Trung Ngạn. – Phương pháp quan sát : Quan sát quá trình dạy và học tại trường THPTNguyễn Trung Ngạn - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy thực nghiệm, cho đề kiểm trakhảo sát kết quả sau khi thực hiện chuyên đề. – Phương pháp thống kê toán học.VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN - Đề tài được thực hiện từ ngày 20 - 03 -2013 đến ngày 10 - 04 - 2013VII. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được sử dụng trong giờ học tự chọn môn toán của lớp 10A1 và dùng để bồidường học sinh thi Đại học , bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNGI. Khảo sát tình hình thực tế Năm học 2012 – 2013, tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy môn toánlớp 10A1. Đây là một cơ hội rất tốt để tôi thực hiện đề tài này.Bài toán tìm giá trị lớnnhất, giá trị nhỏ nhất là một trong những dạng bài toán khó. Trong quá trình giải toán họcsinh còn rất lúng túng, kể cả những học sinh đã đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh ở cấpTHCS. Sau khi học sinh học xong bài bất đẳng thức và một số ứng dụng tìm giá trị lớnnhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức. Tôi tiến hành khảo sát trên 46 học sinh ở lớp 10A1 vàkết quả đạt như sau: 11/46 HS đạt điểm trên trung bình 35/46 HS đạt điểm dưới trung bình 3II. Nội dung đề tài:A Kiến thức cơ bản:* Một số bất đẳng thức cần nhớ: - Bất đẳng thức Côsi a1  a 2  a3  ....  a ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: