Tham khảo tài liệu sở, nông - lâm - ngư, lâm nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỞ SỞ Camellia sasanqua Thunb., 1783 Tên đồng nghĩa: Camellia drupifera Lour., 1790; Camellia oleifera C. Abel, 1818; Thea sasanqua (Thunb.) Pierre, 1887; Thea drupifera (Lour.) Pierre, 1887. Tên khác: Sở, Chè dầu, trà mai, du trà, mạy slở (Tày) H ọ: Chè – Theaceae Tên thương phẩm: Oil teaHình thái Cây bụi hay gỗ nhỏ, thường xanh, cao3-6(-11)m; vỏ ngoài màu xám nhạt; cànhmảnh. Lá đơn, mọc so le; phiến hình bầudục, hình mác, hình trứng hoặc hơi tròn; kíchthước (1,6-)4-8(-12)x(1,2-)2,5-3,5(-5)cm; đầunhọn hoặc hơi tù; gốc hình nêm; mép khíarăng cưa nhỏ, đều; gân mờ; cuống lá ngắn,dài 0,3-0,5cm, nhẵn, có rãnh. Hoa mọc đơn độc hoặc đôi khi dạngchùm 2-3 hoa, ở kẽ lá gần đầu cành. Hoalưỡng tính, kích thước lớn, đường kính (4-)6-8(-10)cm; lá bắc nhỏ; đài có lông ở phíangoài; 5-6 cánh hoa, màu trắng hơi phớthồng hoặc hơi đốm vàng, hình trứng ngượchay hình nêm và luôn có khía ở đầu; nhịnhiều, thường dính nhau ở phía dưới và xếpthành 2 vòng, bao phấn đính lưng; bầu 3-4 ô,vòi nhuỵ 3-4(-5), dính nhau một phần ở phíadưới hoặc rời hoàn toàn. Quả nang, thường có dạng gần hình Sở - Camellia sasanqua Thunb.cầu, hình cầu dẹt, hình trứng hoặc hình trái 1- Cành mang lá và hoa; 2- Quả mở và hạt; 3 - Hạt.lê, kích thước (2,5-)3,5-5(-5,8)x(1,8-)3,3-5,5(-5,9)cm. Hạt có các góc lồi, dài khoảng 2-3cm, rộng 2-2,5cm, màu nâu đậm hoặc nâu sáng,nhân hạt chứa dầu béo.Các thông tin khác về thực vật Sở đã được đưa vào trồng như một cây lấy dầu từ rất lâu đời ở nước ta cũng như ở cácnước Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á, nên là loài rất đa dạng và gồm hàng trăm giống khácnhau. Tại Nhật Bản, người ta đã xếp các giống (cultivar) sở trồng vào 4 nhóm giống (cultivargroups) chủ yếu: Hiemalis, Oleifera, Sasanqua và Vernalis. Những nghiên cứu đã có cho biết, các giống sở hiện có ở Việt Nam rất đa dạng về hìnhthái, sinh thái cũng như năng suất quả, hạt và hàm lượng dầu trong nhân. Căn cứ vào các đặcđiểm hình thái, sinh thái có thể sắp xếp các giống sở trồng tại các tỉnh phía Bắc nước ta vào 2nhóm chủ yếu (Lã Đình Mỡi và cộng sự, 1978):- Nhóm các giống sở Bl: Cây cao 1,5-3m, tán hẹp; lá nhỏ, hình bầu dục, hình trứng hoặc gần hình tròn, kích thước 1,6-7,4x1,1-4cm. Hoa nhỏ, đường kính của hoa thường trong khoảng 4-6cm. Quả nhỏ, dạng hình trứng, hình trái lê hay hình cầu dẹt; vỏ quả mỏng; vỏ hạt mỏng. Tỷ lệ nhân trong hạt khoảng 67-73% và hàm lượng dầu trong nhân thay đổi từ 32-57%. Cây bắt đầu ra hoa bói quả ở giai đoạn 2-3 năm tuổi. Cây chịu lạnh tốt, được trồng tại các khu vực có độ cao tới trên 1.000m (Bảo Lạc - Cao Bằng, Mẫu Sơn - Lạng Sơn, Phong Thổ - Lai Châu, Đồng Văn – Hà Giang).- Nhóm các giống sở Bv: cây có kích thước tương đối lớn, cao 6-8(-11)m. Lá khá to, kích thước 3,9-12x1,3-5,1cm. Hoa có đường kính trong khoảng 6-10cm. Quả có dạng hình cầu, gần hình cầu, rất ít khi hình trứng; vỏ quả dày (0,3-0,6cm). Tỷ lệ nhân trong hạt 20-39%, vỏ hạt dày. Hàm lượng dầu trong nhân đạt 41-56%. Cây thương được trồng ở độ cao dưới 500m và bắt đầu ra hoa, kết quả ở giai đoạn 6-8 năm tuổi.Phân bốViệt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, TuyênQuang, Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá,Nghệ An, Quảng Trị.Thế giới: Trung Quốc, Lào, Singapor, Indonesia, Myanmar, NhậtBản, Ấn Độ và Georgia.Đặc điểm sinh học Sở thường sinh trưởng tốt ở những khu vực có nhiệt độtrung bình năm khoảng 18-240C. Tuy vậy sở vẫn có khả năngchịu lạnh tốt (có thể chịu nhiệt độ tối thấp 00C, thậm chí -30Cnhư tại Đồng Văn - Hà Giang) và cũng có thể phát triển bìnhthường ở các khu vực có khí hậu khô nóng (đôi khi nhiệt độlên tới 390C hoặc 400C như tại Quỳ Châu - Nghệ An). Sở là cây ưa sáng và ẩm; nhưng không chịu úng ngập.Cây sinh trưởng, phát triển tốt trên các khu vực có lớp đấtmặt sâu, dày, tơi, xốp và mầu mỡ. Tuy vậy sở cũng có thểchịu được điều kiện khô hạn, có thể sinh trưởng trên những Phân bố của sở ở Việt Namkhu vực đất đồi đã bị rửa trôi, xói mòn, kết vón hoặc hơi chua. Cây có tốc độ sinh trưởng chậm, có thể sống tới 70-80 năm, thậm chí hàng trăm năm. Mùa hoa tháng 10 đến tháng 1 năm sau, mùa quả tháng 9-11 hàng năm. Từ khi hoa thụphấn, tạo quả đến khi quả chín kéo dài khoảng trên 10 tháng.Công dụngThành phần hoá học: Hàm lượng dầu béo trong nhân hạt ở các giống sở nhóm Bl. và Bv. có khác nhau. Chỉ số iod của dầu thấp, thường chỉ trong khoảng 72-90, còn chỉ số xà phòng thay đổitrong khoảng 170-196. Các acid béo chủ yếu của dầu gồm oleic (60-85%), linoleic (7-10%),palmitic (5-6%) cùng một lượng nhỏ stearic, myristic và arachidic. Khô bã dầu sở chứa khoảng 9-14,5% protein thô, 18,0-37,5% các chất đường bột và 25-30% saponosid. Là và vỏ cây chứa tanin.Công dụng: Dầu sở sau khi tinh chế có thể dùng làm dầu ăn thay thế dầu ôliu. Dầu sở thuộc loại dầukhông khô và có thể là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp (sản xuất xà phòng,các chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm, chất hoá dẻo, dầu in và để thắp sáng). Khô dầu sở dùng làm phân bón hoặc sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc và để duốc cá. Lá và vỏ có thể dùng để lấy tanin. Gỗ sở cứng, dẻo được dùng làm nông cụ và đồ gia dụng. Hoa sở là nguồn mật quý cho nghề nuôi ong, nhất là vào mùa khô. Sở là cây có tính chống chịu khoẻ, là đối tượng trồng và phục hồi rừng ở miền núi và trungdu. Cây vừa là nguồn cung cấp dầu béo, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn.Kỹ thuật nhân giống, gây trồngNhân giống: Sinh dưỡng: Mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa phùn rất thích hợp cho việc giâm cành vàchiết cành. Chọn cành bánh tẻ, không bị sâu bệnh từ những ...