Thông tin tài liệu:
Sơ cứu khi bị đứt tay, va quệt hay ngã… vốn rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách sơ cứu đúng. Ví như việc dùng cồn, ôxy già, i-ốt nhiều sẽ làm cảm giác đau tăng lên, vết thương lâu lành hơn.Cách tốt nhất để điều trị?Rửa tay sạch sẽ trước khi xem xét vết thương. Nếu vết thương chảy máu thì cần phải “chặn” lại bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sơ cứu vết thương đúng cách Sơ cứu vết thương đúng cách Sơ cứu khi bị đứt tay, va quệt hay ngã… vốn rất đơn giản nhưng khôngphải ai cũng biết cách sơ cứu đúng. Ví như việc dùng cồn, ôxy già, i-ốt nhiều sẽlàm cảm giác đau tăng lên, vết thương lâu lành hơn. Cách tốt nhất để điều trị? Rửa tay sạch sẽ trước khi xem xét vết thương. Nếu vết thương chảy máu thìcần phải “chặn” lại bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch cho đến khi máungừng chảy. Nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút thì cần phải đưa trẻ tới bệnhviện ngay. Sau khi máu ngừng chảy, kiểm tra xem có dị vật hay bụi bẩn nào trong vếtthương. Nếu có thì cần xối vết thương dưới nước mát. Nếu không hiệu quả thìdùng nhíp gắp ra. Sau đó rửa vết thương nhẹ nhàng với xà phòng và nước ấm, thấm khô nhẹnhàng. Nếu bé dũng cảm thì có thể ngâm vết thương chốc lát trong nước muốiloãng. Đừng thổi vào vết thương dù có thể khiến bé dễ chịu vì sẽ làm nguy cơnhiễm khuẩn gia tăng. Có cần dùng chất kháng khuẩn? Không nhất thiết nhưng bôi các loại thuốc mỡ kháng khuẩn lên vùng vếtthương đã được làm sạch và lau khô sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không dùng cồn, ôxy già, i-ốt hay vì chúng sẽ chỉ làm trẻ đau hơnvà vết thương lâu lành hơn. Băng bó thế nào là tốt nhất? Với vết thương nhỏ thì để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Tuynhiên, nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn và cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại. Đối với vết thương sâu hơn, có thể dùng băng dính y tế để băng vết thương.Lưu ý là phần bông gạc chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt vìsẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Nhớ thay băng hằng ngày hoặc khi băng bị ướt. Sau khi miệng vết thương đã khép, thì không cần phải băng bó nữa. Nếu bécó xu hướng gãi vì ngứa thì cần băng nhẹ lại để bảo vệ quá trình lên da non. Một số bác sĩ cho rằng nên để mở vết thương vào ban đêm để vết thươngnhanh khô hơn. Tất nhiên nếu vết thương không quá nặng. Giảm đau như thế nào? Nếu bé bị đau, bạn có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen dànhcho trẻ em. Nhớ tuân thủ theo liều lượng ghi trên hướng dẫn. Không bao giờ chotrẻ uống aspirin vì nó có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng là hội chứng Reye. Khi nào vết thương cần phải khâu? Đó là khi vết thương sâu và rộng, đặc biệt nếu chúng tạo thành gờ. Để có kết quả tốt nhất, vết thương cần được khâu trước 8 giờ, kể từ lúc bịthương – lưu ý là càng sớm càng tốt, tránh được nguy cơ nhiễm trùng và giúpgiảm sẹo.