Danh mục

SUY THẬN MẠN (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.81 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Định nghĩa: Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì được gọi là suy thận mạn.Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều tháng, năm, hậu quả của sự xơ hóa các Nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu.Đặc trưng của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SUY THẬN MẠN (Kỳ 1) SUY THẬN MẠN (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa: Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ sốlượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thậngiảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì được gọi là suy thận mạn. Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tínhqua nhiều tháng, năm, hậu quả của sự xơ hóa các Nephron chức năng gây giảm súttừ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu. Đặc trưng của suy thận mạn là: - Có tiền sử bệnh thận tiết niệu kéo dài. - Mức lọc cầu thận giảm. - Nitơ phi protein máu tăng cao dần. - Kết thúc trong hội chứng urê máu cao. 2. Đặc điểm dịch tễ: Suy thận mạn là một bệnh tương đối phổ biến và hay gặp trong các bệnhthận tiết niệu. Theo thống kê của PGS. Trần Văn Chất và Trần Thị Thịnh (1991-1995) tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai thì suy thận mạn chiếm 40,4% vàkhông thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ. Riêng độ tuổi 16-24 thì thấy namnhiều hơn nữ. Không thấy có sự khác biệt giữa các vùng, địa dư, lứa tuổi hay gặplà lứa tuổi lao động từ 16-54 tuổi nên ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của cộngđồng. 3. Những yếu tố làm bệnh nặng thêm: Suy thận mạn là một bệnh kéo dài hàng tháng, hàng năm có những yếu tốlàm thúc đẩy quá trình suy thận: - Cao huyết áp. - Nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa, mất nước. - Tắc đường dẫn niệu. - Ăn quá nhiều protid. - Dùng thuốc độc với thận. - Rối loạn nước điện giải: ỉa chảy mất nước, dùng Lasix quá nhiều... Nên việc làm giảm các yếu tố nguy cơ trên sẽ có ý nghĩa kéo dài quá trìnhsuy thận làm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Hầu hết các bệnh mạn tính khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thậnhay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn. 1. Bệnh viêm cầu thận mạn: Thường hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 40%. - Do viêm cầu thận cấp dẫn đến. - Do viêm cầu thận ở những bệnh nhân có bệnh chuyển hóa, hệ thống. - Do bệnh cầu thận có hội chứng thận hư. 2. Bệnh viêm thận, bể thận mạn: Chiếm tỷ lệ khoảng 30%. 3. Bệnh viêm thận kẽ: Thường do dùng thuốc giảm đau lâu dài, hoặc do tăng acid uric, tăng calcimáu. 4. Bệnh mạch thận: - Xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính. - Huyết khối vi mạch thận. - Viêm nút quanh động mạch. - Tắc tĩnh mạch thận. 5. Bệnh thận bẩm sinh (di truyền hoặc không di truyền): - Thận đa nang. - Loạn sản thận. - Hội chứng Alport. - Bệnh thận chuyển hóa. Qua trên thấy nguyên nhân hay gặp là bệnh viêm cầu thận mạn và viêmthận, bể thận mạn; do đó việc khai thác tiền sử của bệnh nhân và phát hiện hainguyên nhân nói trên để điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm tỷlệ của bệnh suy thận mạn.

Tài liệu được xem nhiều: