Số phận con người trong tiểu thuyết Quyên của Nguyễn Văn Thọ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 449.53 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung bàn về số phận con người trong tiểu thuyết Quyên, được nhận diện thông qua trạng thái tâm lý cô đơn, lạc lõng và luôn mang thân phận của những người tha hương. Trên cơ sở đó, bài viết đi đến nhận định sự đóng góp của tiểu thuyết Quyên về phương diện nội dung trong việc phản ánh đời sống, số phận người Việt ở hải ngoại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số phận con người trong tiểu thuyết Quyên của Nguyễn Văn Thọ SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT QUYÊN CỦA NGUYỄN VĂN THỌ Nguyễn Thị Kim Tiến 1 ;Từ Văn Việt 2 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một. 2. Lớp CH21VH01, Trường Đại học Thủ Dầu Một.TÓM TẮT Quyên, một tác phẩm được xem như là sự trình làng đầu tiên của Nguyễn Văn Thọ ở thểloại tiểu thuyết. Quyên được đánh giá là khúc tráng ca cuộc đời của những con người sống nơiđất khách quê người và là một tác phẩm góp mặt vào dòng văn học Việt Nam ở nước ngoài viếtvề đề tài di dân. Sử dụng phương pháp loại hình, kết hợp cùng lý thuyết diễn ngôn kèm thao tácso sánh và phân tích, bài viết tập trung bàn về số phận con người trong tiểu thuyết Quyên, đượcnhận diện thông qua trạng thái tâm lý cô đơn, lạc lõng và luôn mang thân phận của nhữngngười tha hương. Trên cơ sở đó, bài viết đi đến nhận định sự đóng góp của tiểu thuyết Quyênvề phương diện nội dung trong việc phản ánh đời sống, số phận người Việt ở hải ngoại. Từ khoá: con người cô đơn, con người tha hương, Nguyễn Văn Thọ, Quyên.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn học hải ngoại hay văn học di dân là một bộ phận của văn học Việt Nam. Tuy vậy,phải đến thời điểm của văn học Việt Nam đương đại (từ sau năm 2000, chúng tôi nhấn mạnh),văn học Việt Nam ở hải ngoại mới thực sự được nhắc đến một cách cởi mở và dân chủ, “trịnhtrọng” khẳng định chỗ đứng của nó, hợp lưu vào dòng chảy với văn học trong nước, thể hiệnsâu sắc cảm quan của lối viết hiện đại. Đóng góp đó chính là sức viết, sức sáng tạo không ngừngcủa những nhà văn, là người Việt, đang sinh sống ở nước ngoài. Điểm gặp gỡ chung ở nhữngnhà văn này chính là đều hướng/ viết về những người gốc Việt, lựa chọn di dân, sinh sống ởnước ngoài. Một Lê Minh Hà (Gió từ thời khuất mặt) chậm rãi, từ tốn nhưng có chiều sâu, khắckhoải đi tìm thân phận, tâm thế của những người gốc Việt trong sự đối chọi với văn hoá, bảnsắc, môi trường nơi họ đang sống với ký ức “cây đa nhà bò” gắn liền tuổi thơ, nơi họ được sinhra. Một Thuận gây chú ý đáng kinh ngạc với Made in Việt Nam, Chinatown, Paris 11 tháng 8,T mất tích…, những vấn đề về thân phận lưu vong xuất hiện liên tục trong tiểu thuyết của chịnhưng lại luôn là các câu chuyện đa sắc màu ở diện mạo, cuộc sống, tâm tư, trải nghiệm củanhững người xa xứ. Và một Nguyễn Văn Thọ đầy thương cảm và nhân văn, viết Quyên để trảilòng, đã lột tả một cách da diết và khốn cùng nhất chân dung hành trành số phận, cuộc đời củanhững người Việt sống nơi đất khách quê người. Quyên là cuốn tiểu thuyết hay của Nguyễn Văn Thọ, nhà văn hải ngoại đang sống vàlàm việc tại cộng hòa Đức. Xoay quanh cuốn tiểu thuyết là một khúc bi ca về những phậnngười. Với lối dẫn chuyện khá hấp dẫn, đầy ắp chi tiết đời sống và hơi thở đắng cay, lãng 389mạn của hiện thực, Quyên của Nguyễn Văn Thọ thực sự đã mang đến cho người đọc một cáinhìn mới mẻ về tiểu thuyết hậu hiện đại. Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Quyên của nhàvăn Nguyễn Văn Thọ rất đặc biệt. Có thể nói đây là một trong những biểu hiện thành côngcủa nền văn học Việt Nam đương đại về phương diện nghệ thuật, mảng đề tài người Việt hảingoại. Tác phẩm được đánh giá là câu chuyện kể da diết, xót xa, đầy tính nhân bản về nhữngcon người đã phải trải qua, vật lộn với cuộc sống trên đất khách quê người bằng một giọngvăn thấm thía, giàu những trải nghiệm đặc sắc nhưng lại cũng rất đời, rất thực. Với tiểu thuyếtQuyên của Nguyễn Văn Thọ, chúng tôi nhận thấy nổi bật trong đó là số phận của những ngườiViệt, đã chọn con đường làm người lữ thứ. Trên hành trình sống nơi đất khách quê người, họluôn phải đối diện với trạng thái tâm lý của con người cô đơn, lạc lõng và một thân phận củanhững người tha hương, trải dài xuyên suốt trong các chương truyện. Do đó, bài viết khôngquá chú trọng và những điểm nghệ thuật, hay thi pháp truyện kể hoặc những điểm nhấn vềnghệ thuật trần thuật…, thay vào đó, chúng tôi đề cập đến thân phận con người cô đơn và thahương được nói đến trong Quyên như một bản bi ca về cuộc sống người Việt ở hải ngoại. Từđó đi đến khẳng định điểm nhấn đặc trưng về nội dung không chỉ ở tiểu thuyết Quyên mà đócòn là sức hấp dẫn riêng có của Nguyễn Văn Thọ khi chọn câu chuyện viết về người Việt xaxứ, xuất phát từ những trải nghiệm của bản thân và cũng như là một món nợ cần phải trả đốivới người cầm bút như ông.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp loại hình, nhìn tác phẩm với tư cách đặc trưng của thể loạitiểu thuyết viết về người Việt ở hải ngoại, đồng thời, phương pháp này cho phép chúng tôi nhậndiện tính chất, thể hiện những trạng thái, tâm thế của con người cô đơn và tha hương trong tiểuthuyết Quyên là như thế nào. Bên cạnh đó, việc tiếp cận lý thuyết diễn ngôn đi kèm thao tác sosánh, phân tích ở một mức độ nhất định để làm rõ được khía c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số phận con người trong tiểu thuyết Quyên của Nguyễn Văn Thọ SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT QUYÊN CỦA NGUYỄN VĂN THỌ Nguyễn Thị Kim Tiến 1 ;Từ Văn Việt 2 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một. 2. Lớp CH21VH01, Trường Đại học Thủ Dầu Một.TÓM TẮT Quyên, một tác phẩm được xem như là sự trình làng đầu tiên của Nguyễn Văn Thọ ở thểloại tiểu thuyết. Quyên được đánh giá là khúc tráng ca cuộc đời của những con người sống nơiđất khách quê người và là một tác phẩm góp mặt vào dòng văn học Việt Nam ở nước ngoài viếtvề đề tài di dân. Sử dụng phương pháp loại hình, kết hợp cùng lý thuyết diễn ngôn kèm thao tácso sánh và phân tích, bài viết tập trung bàn về số phận con người trong tiểu thuyết Quyên, đượcnhận diện thông qua trạng thái tâm lý cô đơn, lạc lõng và luôn mang thân phận của nhữngngười tha hương. Trên cơ sở đó, bài viết đi đến nhận định sự đóng góp của tiểu thuyết Quyênvề phương diện nội dung trong việc phản ánh đời sống, số phận người Việt ở hải ngoại. Từ khoá: con người cô đơn, con người tha hương, Nguyễn Văn Thọ, Quyên.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn học hải ngoại hay văn học di dân là một bộ phận của văn học Việt Nam. Tuy vậy,phải đến thời điểm của văn học Việt Nam đương đại (từ sau năm 2000, chúng tôi nhấn mạnh),văn học Việt Nam ở hải ngoại mới thực sự được nhắc đến một cách cởi mở và dân chủ, “trịnhtrọng” khẳng định chỗ đứng của nó, hợp lưu vào dòng chảy với văn học trong nước, thể hiệnsâu sắc cảm quan của lối viết hiện đại. Đóng góp đó chính là sức viết, sức sáng tạo không ngừngcủa những nhà văn, là người Việt, đang sinh sống ở nước ngoài. Điểm gặp gỡ chung ở nhữngnhà văn này chính là đều hướng/ viết về những người gốc Việt, lựa chọn di dân, sinh sống ởnước ngoài. Một Lê Minh Hà (Gió từ thời khuất mặt) chậm rãi, từ tốn nhưng có chiều sâu, khắckhoải đi tìm thân phận, tâm thế của những người gốc Việt trong sự đối chọi với văn hoá, bảnsắc, môi trường nơi họ đang sống với ký ức “cây đa nhà bò” gắn liền tuổi thơ, nơi họ được sinhra. Một Thuận gây chú ý đáng kinh ngạc với Made in Việt Nam, Chinatown, Paris 11 tháng 8,T mất tích…, những vấn đề về thân phận lưu vong xuất hiện liên tục trong tiểu thuyết của chịnhưng lại luôn là các câu chuyện đa sắc màu ở diện mạo, cuộc sống, tâm tư, trải nghiệm củanhững người xa xứ. Và một Nguyễn Văn Thọ đầy thương cảm và nhân văn, viết Quyên để trảilòng, đã lột tả một cách da diết và khốn cùng nhất chân dung hành trành số phận, cuộc đời củanhững người Việt sống nơi đất khách quê người. Quyên là cuốn tiểu thuyết hay của Nguyễn Văn Thọ, nhà văn hải ngoại đang sống vàlàm việc tại cộng hòa Đức. Xoay quanh cuốn tiểu thuyết là một khúc bi ca về những phậnngười. Với lối dẫn chuyện khá hấp dẫn, đầy ắp chi tiết đời sống và hơi thở đắng cay, lãng 389mạn của hiện thực, Quyên của Nguyễn Văn Thọ thực sự đã mang đến cho người đọc một cáinhìn mới mẻ về tiểu thuyết hậu hiện đại. Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Quyên của nhàvăn Nguyễn Văn Thọ rất đặc biệt. Có thể nói đây là một trong những biểu hiện thành côngcủa nền văn học Việt Nam đương đại về phương diện nghệ thuật, mảng đề tài người Việt hảingoại. Tác phẩm được đánh giá là câu chuyện kể da diết, xót xa, đầy tính nhân bản về nhữngcon người đã phải trải qua, vật lộn với cuộc sống trên đất khách quê người bằng một giọngvăn thấm thía, giàu những trải nghiệm đặc sắc nhưng lại cũng rất đời, rất thực. Với tiểu thuyếtQuyên của Nguyễn Văn Thọ, chúng tôi nhận thấy nổi bật trong đó là số phận của những ngườiViệt, đã chọn con đường làm người lữ thứ. Trên hành trình sống nơi đất khách quê người, họluôn phải đối diện với trạng thái tâm lý của con người cô đơn, lạc lõng và một thân phận củanhững người tha hương, trải dài xuyên suốt trong các chương truyện. Do đó, bài viết khôngquá chú trọng và những điểm nghệ thuật, hay thi pháp truyện kể hoặc những điểm nhấn vềnghệ thuật trần thuật…, thay vào đó, chúng tôi đề cập đến thân phận con người cô đơn và thahương được nói đến trong Quyên như một bản bi ca về cuộc sống người Việt ở hải ngoại. Từđó đi đến khẳng định điểm nhấn đặc trưng về nội dung không chỉ ở tiểu thuyết Quyên mà đócòn là sức hấp dẫn riêng có của Nguyễn Văn Thọ khi chọn câu chuyện viết về người Việt xaxứ, xuất phát từ những trải nghiệm của bản thân và cũng như là một món nợ cần phải trả đốivới người cầm bút như ông.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp loại hình, nhìn tác phẩm với tư cách đặc trưng của thể loạitiểu thuyết viết về người Việt ở hải ngoại, đồng thời, phương pháp này cho phép chúng tôi nhậndiện tính chất, thể hiện những trạng thái, tâm thế của con người cô đơn và tha hương trong tiểuthuyết Quyên là như thế nào. Bên cạnh đó, việc tiếp cận lý thuyết diễn ngôn đi kèm thao tác sosánh, phân tích ở một mức độ nhất định để làm rõ được khía c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu thuyết Quyên Nhà văn Nguyễn Văn Thọ Văn học hải ngoại Văn học di dân Số phận con người trong tiểu thuyết Quyên Số phận người Việt ở hải ngoạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu văn học di dân: Phần 1
130 trang 23 0 0 -
10 trang 22 0 0
-
Văn học di dân Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 22 0 0 -
174 trang 21 0 0
-
270 trang 21 0 0
-
Nghiên cứu văn học di dân: Phần 2
220 trang 21 0 0 -
Kiểu con người trong tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ
6 trang 11 0 0 -
Trời đêm những vết thương xuyên thấu của Ocean Vuong dưới góc nhìn siêu hiện đại
12 trang 11 0 0 -
Những nhà văn nữ di dân gốc Việt thế hệ 1,5 tại Hoa Kì
12 trang 10 0 0 -
Một vài điểm nổi bật của văn xuôi Việt Nam hải ngoại sau năm 1975
5 trang 8 0 0