Số phận của Ngôn quan thời Lê Sơ: Góc nhìn từ mối quan hệ giữa vua và chức quan Ngự sử
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 98.19 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm xem xét số phận của các viên quan thuộc Ngự sử đài đặt trong mối quan hệ với vua. Những kiến giải của bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn chức năng, vai trò và số phận của “ngôn quan” dưới thời Lê Sơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số phận của Ngôn quan thời Lê Sơ: Góc nhìn từ mối quan hệ giữa vua và chức quan Ngự sửJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 105-111This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0067SỐ PHẬN CỦA “NGÔN QUAN” THỜI LÊ SƠ:GÓC NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA VÀ CHỨC QUAN NGỰ SỬPhan Ngọc HuyềnKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Thời kì Lê Sơ, cơ quan Ngự sử đài được tổ chức hoàn thiện hơn và quy củ hơn sovới thời Trần. Chức năng “ngôn quan” (giữ lời nói) của các quan Ngự sử cũng được đề cao,đặc biệt trong việc can gián, góp ý vua. Song cũng vì chức nhiệm cao cả này mà sinh mệnhchính trị của quan Ngự sử nhiều khi rất mong manh. Họ có thể bị thuyên chuyển công tác,cắt chức, thậm chí phải đánh đổi cả tính mạng để làm tròn chức trách của mình. Bài viếtnày nhằm xem xét số phận của các viên quan thuộc Ngự sử đài đặt trong mối quan hệ vớivua. Những kiến giải của bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn chức năng, vai trò và sốphận của “ngôn quan” dưới thời Lê Sơ.Từ khóa: Lê Sơ, Ngự sử đài, Ngôn quan, Đài quan, can gián.1.Mở đầu“Ngôn quan” là thuật ngữ dùng để chỉ đội ngũ quan viên có chức năng chính bao gồm tấu(nêu/bày tỏ ý kiến với vua) và hặc (hạch tội/vạch ra những hành vi trái phép của quan lại). Đội ngũ“ngôn quan” thời Lê Sơ bao gồm các viên quan ở Ngự sử đài và Lục khoa trong triều đình cùngvới Hiến sát sứ ti ở các đạo. Đây là những quan lại có chức nhiệm đặc biệt – chức quan “giữ lờinói” nên sự nghiệp quan trường và sinh mệnh chính trị của họ cũng rất đặc biệt.Trong phạm vi bài viết này, số phận của “ngôn quan” được giới hạn từ góc nhìn về mối quanhệ giữa vua và các chức quan thuộc Ngự sử đài (còn được gọi tắt là Ngự sử hoặc Đài quan). Đâylà một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu về quan chế Đại Việt dưới thời Lê Sơ. Trên thực tế,cho đến nay những công bố liên quan đến chủ đề này rất ít và mới chỉ có một số bài viết trên tạpchí như Đài quan thời Lê Sơ của Đào Tố Uyên và Phan Ngọc Huyền (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,số 11 năm 2010, tr.34-44), Tư hiến phủ (vương triều Triều Tiên) trong sự đối sánh với Ngự sử đài(Vương triều Hậu Lê) của Phan Ngọc Huyền [4;69-79]. Các bài viết này đã bước đầu khảo cứu vềcơ chế tuyển chọn, quyền hạn, vai trò và hạn chế của chức quan Ngự sử dưới vương triều Lê Sơ.Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về số phận của chức quan Ngự sử đặt trong mối quan hệ với vua dướitriều đại này vẫn là một đề tài rất mới.Nghiên cứu này vì vậy sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn địa vị và số phận của “ngôn quan” dướithời Lê Sơ. Đó cũng là cơ sở giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ tương tác quyền lực trongthiết chế chính trị Đại Việt từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.Ngày nhận bài: 5/2/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2016Liên hệ: Phan Ngọc Huyền, e-mail: huyenpn@hnue.edu.vn/ ngocdenvt2004@gmail.com105Phan Ngọc Huyền2.2.1.Nội dung nghiên cứuTừ chức nhiệm góp ý và can gián vua việc tu thân, trị quốcNgự sử đài là cơ quan thanh tra, giám sát quan lại tối cao được thành lập từ thời Trần vàphát triển khá hoàn thiện dưới thời Lê Sơ (1428 - 1527). Chức nhiệm của các quan viên thuộc Ngựsử đài được Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí (phần Quan chức chí) khái quátlà “Đàn hặc các quan, nói bàn về chính sự hiện thời” [1;585]. Khảo cứu cụ thể hơn thì thấy bêncạnh nhiệm vụ đàn hặc sai phạm của quan lại các cấp và làm một số công việc kiêm nhiệm khác(như công đồng xét án, bình duyệt thăng bổ quan lại, trông coi và đọc quyển thi hội, đi sứ và cốngsứ...) còn có trọng trách góp ý, can gián vua trong việc tu thân sửa đức, quản lí triều đình và cai trịthiên hạ [4;36-40].Các quan Ngự sử thời Lê Sơ thường dâng tấu sớ khuyên nhủ, can gián vua trong hai trườnghợp: Một là, góp ý với vua khi bản thân nhà vua có những khiếm khuyết (trong thói quen, phongthái và cách hành xử); Hai là, góp ý với vua nếu các quyết sách trị quốc và thi hành chính lệnh củatriều đình chưa được chuẩn mực (trong cách dùng người, cách thưởng phạt triều thần. . . ). Với chứctrách như vậy, các quan Ngự sử thời Lê Sơ ngoài trình độ học vấn cao (thường phải đỗ Tiến sĩ), cóđạo đức trong sáng còn phải có bản lĩnh cương trực, dũng cảm, dám nói dám làm.Về mặt hình thức, chức trách can gián và góp ý vua của các quan Ngự sử đều được nhữngngười đứng đầu triều đình thời Lê Sơ cho phép, thậm chí còn khuyến khích dâng lời nói thẳng.Từ thời Lê Thái Tổ, nhà vua đã cho các quan viên thuộc Ngự sử đài được phép tâu bày, gópý nếu “thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, hại cho lương dân, thưởng công phạt tộikhông đúng, không theo phép xưa. . . ” [2;100]. Vua Lê Thái Tông cũng hạ chiếu dụ cho các quanlại trong triều đình nếu thấy việc làm của mình có gì lỗi lầm thì được phép “can gián rõ ràng, giúpchỗ thiếu sót” [2;180]. Tháng 5 năm 1456, vua Lê Nhân Tông tiếp tục ban chiếu răn dạy trăm quanphải cẩn thận làm tròn chức vụ của mình, trong đó yêu cầu: “Các quan ở Ngự sử đài thì nên giú ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số phận của Ngôn quan thời Lê Sơ: Góc nhìn từ mối quan hệ giữa vua và chức quan Ngự sửJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 105-111This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0067SỐ PHẬN CỦA “NGÔN QUAN” THỜI LÊ SƠ:GÓC NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA VÀ CHỨC QUAN NGỰ SỬPhan Ngọc HuyềnKhoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Thời kì Lê Sơ, cơ quan Ngự sử đài được tổ chức hoàn thiện hơn và quy củ hơn sovới thời Trần. Chức năng “ngôn quan” (giữ lời nói) của các quan Ngự sử cũng được đề cao,đặc biệt trong việc can gián, góp ý vua. Song cũng vì chức nhiệm cao cả này mà sinh mệnhchính trị của quan Ngự sử nhiều khi rất mong manh. Họ có thể bị thuyên chuyển công tác,cắt chức, thậm chí phải đánh đổi cả tính mạng để làm tròn chức trách của mình. Bài viếtnày nhằm xem xét số phận của các viên quan thuộc Ngự sử đài đặt trong mối quan hệ vớivua. Những kiến giải của bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn chức năng, vai trò và sốphận của “ngôn quan” dưới thời Lê Sơ.Từ khóa: Lê Sơ, Ngự sử đài, Ngôn quan, Đài quan, can gián.1.Mở đầu“Ngôn quan” là thuật ngữ dùng để chỉ đội ngũ quan viên có chức năng chính bao gồm tấu(nêu/bày tỏ ý kiến với vua) và hặc (hạch tội/vạch ra những hành vi trái phép của quan lại). Đội ngũ“ngôn quan” thời Lê Sơ bao gồm các viên quan ở Ngự sử đài và Lục khoa trong triều đình cùngvới Hiến sát sứ ti ở các đạo. Đây là những quan lại có chức nhiệm đặc biệt – chức quan “giữ lờinói” nên sự nghiệp quan trường và sinh mệnh chính trị của họ cũng rất đặc biệt.Trong phạm vi bài viết này, số phận của “ngôn quan” được giới hạn từ góc nhìn về mối quanhệ giữa vua và các chức quan thuộc Ngự sử đài (còn được gọi tắt là Ngự sử hoặc Đài quan). Đâylà một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu về quan chế Đại Việt dưới thời Lê Sơ. Trên thực tế,cho đến nay những công bố liên quan đến chủ đề này rất ít và mới chỉ có một số bài viết trên tạpchí như Đài quan thời Lê Sơ của Đào Tố Uyên và Phan Ngọc Huyền (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,số 11 năm 2010, tr.34-44), Tư hiến phủ (vương triều Triều Tiên) trong sự đối sánh với Ngự sử đài(Vương triều Hậu Lê) của Phan Ngọc Huyền [4;69-79]. Các bài viết này đã bước đầu khảo cứu vềcơ chế tuyển chọn, quyền hạn, vai trò và hạn chế của chức quan Ngự sử dưới vương triều Lê Sơ.Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về số phận của chức quan Ngự sử đặt trong mối quan hệ với vua dướitriều đại này vẫn là một đề tài rất mới.Nghiên cứu này vì vậy sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn địa vị và số phận của “ngôn quan” dướithời Lê Sơ. Đó cũng là cơ sở giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ tương tác quyền lực trongthiết chế chính trị Đại Việt từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.Ngày nhận bài: 5/2/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2016Liên hệ: Phan Ngọc Huyền, e-mail: huyenpn@hnue.edu.vn/ ngocdenvt2004@gmail.com105Phan Ngọc Huyền2.2.1.Nội dung nghiên cứuTừ chức nhiệm góp ý và can gián vua việc tu thân, trị quốcNgự sử đài là cơ quan thanh tra, giám sát quan lại tối cao được thành lập từ thời Trần vàphát triển khá hoàn thiện dưới thời Lê Sơ (1428 - 1527). Chức nhiệm của các quan viên thuộc Ngựsử đài được Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí (phần Quan chức chí) khái quátlà “Đàn hặc các quan, nói bàn về chính sự hiện thời” [1;585]. Khảo cứu cụ thể hơn thì thấy bêncạnh nhiệm vụ đàn hặc sai phạm của quan lại các cấp và làm một số công việc kiêm nhiệm khác(như công đồng xét án, bình duyệt thăng bổ quan lại, trông coi và đọc quyển thi hội, đi sứ và cốngsứ...) còn có trọng trách góp ý, can gián vua trong việc tu thân sửa đức, quản lí triều đình và cai trịthiên hạ [4;36-40].Các quan Ngự sử thời Lê Sơ thường dâng tấu sớ khuyên nhủ, can gián vua trong hai trườnghợp: Một là, góp ý với vua khi bản thân nhà vua có những khiếm khuyết (trong thói quen, phongthái và cách hành xử); Hai là, góp ý với vua nếu các quyết sách trị quốc và thi hành chính lệnh củatriều đình chưa được chuẩn mực (trong cách dùng người, cách thưởng phạt triều thần. . . ). Với chứctrách như vậy, các quan Ngự sử thời Lê Sơ ngoài trình độ học vấn cao (thường phải đỗ Tiến sĩ), cóđạo đức trong sáng còn phải có bản lĩnh cương trực, dũng cảm, dám nói dám làm.Về mặt hình thức, chức trách can gián và góp ý vua của các quan Ngự sử đều được nhữngngười đứng đầu triều đình thời Lê Sơ cho phép, thậm chí còn khuyến khích dâng lời nói thẳng.Từ thời Lê Thái Tổ, nhà vua đã cho các quan viên thuộc Ngự sử đài được phép tâu bày, gópý nếu “thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, hại cho lương dân, thưởng công phạt tộikhông đúng, không theo phép xưa. . . ” [2;100]. Vua Lê Thái Tông cũng hạ chiếu dụ cho các quanlại trong triều đình nếu thấy việc làm của mình có gì lỗi lầm thì được phép “can gián rõ ràng, giúpchỗ thiếu sót” [2;180]. Tháng 5 năm 1456, vua Lê Nhân Tông tiếp tục ban chiếu răn dạy trăm quanphải cẩn thận làm tròn chức vụ của mình, trong đó yêu cầu: “Các quan ở Ngự sử đài thì nên giú ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Số phận của Ngôn quan thời Lê Sơ Ngự sử đài Mối quan hệ giữa vua và chức quan Ngự sử Đài quan thời Lê Sơ Lịch triều hiến chương loại chíGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến
6 trang 38 0 0 -
Tìm hiểu văn học triều Nguyễn (Tập 2): Phần 2
183 trang 27 0 0 -
Hình ảnh các vị sứ thần Đại Việt qua dòng thơ sứ trình trung đại Việt Nam
14 trang 20 0 0 -
Chế độ 'duyệt tuyển' dưới thời Gia Long (1802-1820) và Minh Mạng (1820-1841)
12 trang 18 0 0 -
Hiến chương loại chí Lịch triều (Tập 2): Phần 1
311 trang 17 0 0 -
Những đợt Chấn Hưng nghề chế tác đá An Hoạch (Thanh Hóa)
12 trang 15 0 0 -
Thương cảng quốc tế Vân Đồn: Tiềm năng, vị thế và các quan hệ vùng, liên vùng
10 trang 15 0 0 -
Sự thay đổi các chức quan từ triều Lý đến triều Trần
8 trang 15 0 0 -
Quốc tổ Hùng Vương trong tâm thức và hành xử của người Việt
6 trang 14 0 0 -
12 trang 13 0 0