Danh mục

So sánh pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam và Trung Quốc hàm ý cho sửa đổi Luật Thương mại 2005

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.93 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy, việc so sánh pháp luật về hợp đồng thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ hỗ trợ thúc đẩy hoạt động thương mại của doanh nhân hai nước mà còn góp phần hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam hiện hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam và Trung Quốc hàm ý cho sửa đổi Luật Thương mại 2005 SO SÁNH PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC - HÀM Ý CHO SỬA ĐỔI LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 ThS NCS Võ Phước Long1 Tóm tắt: Trong các quốc gia trên thế giới không nhiều quốc gia có nhiều điểmtương đồng như Việt Nam và Trung Quốc về nhiều mặt của đời sống xã hội như lịch sử,văn hóa, kinh tế và chính trị... Với vị trí địa lý thuận lợi và thị trường rộng lớn của hai bên,Việt Nam có kim ngạch thương mại chiếm tỷ trọng rất cao (số liệu 2020: 133,1 tỷ USD)2với thị trường Trung Quốc và tương ứng với tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia làsố lượng và chất lượng của hợp đồng thương mại giữa doanh nhân hai nước. Trung quốcmở cửa thị trường sớm hơn Việt Nam trong thế kỷ 20 cộng với thị trường khổng lồ củanhiều quốc gia phát triển đã tác động rất lớn vào sự thay đổi tiến bộ của hệ thống pháp luậtTrung Hoa, trong đó có pháp luật hợp đồng thương mại. Do đó, việc so sánh pháp luật vềhợp đồng thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ hỗ trợ thúc đẩy hoạt độngthương mại của doanh nhân hai nước mà còn góp phần hoàn thiện pháp luật thương mạiViệt Nam hiện hành. Từ khóa: hợp đồng, dân sự, thương mại, Trung Quốc, civil code. Abstract Not many countries in the world have many similarities like Vietnam andChina in many aspects of social life such as history, culture, economy and politics... Withgeographical location With favorable conditions and large markets for both sides, Vietnamhas a very high proportion of trade turnover (2020: 133.1 billion USD) with the Chinesemarket and corresponds to the proportion of import and export between the two countries.country is the quantity and quality of commercial contracts between businessmen of thetwo countries. China opened its market earlier than Vietnam in the 20th century, plus thehuge market of many developed countries has had a great impact on the progressivechange of the Chinese legal system, including the law. commercial contract. Therefore, thecomparison of laws on commercial contracts between Vietnam and China not only1 Khoa Luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH).2 Bộ công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020, Nhà xuất bản công thương, năm 2021,Tr 85 59supports the promotion of commercial activities of businessmen of the two countries, butalso contributes to perfecting the current Vietnamese commercial law. Keywords: contract, civil, commercial, China, civil code.1. Tính khách quan của tiếp nhận pháp luật từ so sánh luật với Trung Quốc Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia hình thành và phát triển bởi kết quả nhu cầunội tại khách quan riêng biệt của quốc gia và quá trình du nhập pháp luật từ bên ngoài.Việc tiếp nhận pháp luật từ bên ngoài theo thời gian (lịch sử) như sự lan tỏa của luật La mãhay luật Anh (common law), hoặc tiếp nhận từ nhu cầu phát triển của hoạt động đầu tư,thương mại, công nghệ… trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay hay tiếp nhận từ nguồn cungpháp luật từ bên ngoài để bổ khuyết và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia. Thôngthường, khi tiếp nhận triết lý, quan niệm pháp luật, người ta cần tới một hệ quy chiếu(paradigm) gần gũi với quốc gia có nguồn cung pháp luật, điều này thường xuất hiện quacác kinh nghiệm cá nhân và nền học vấn được đào tạo của các nhà lập pháp. Người học ởHoa Kỳ về sẽ gần gũi với cách tiếp cận của người Mỹ, người học ở Đức, Pháp về sẽ gầngũi với cách tiếp cận từ châu Âu, người học từ Nhật hay Hàn tương tự sẽ có mối quan hệgắn bó với những giá trị ở quốc gia mà mình được đào tạo. ... Cuối cùng, điều kiện kinh tế,xã hội, các triết lý và ý thức hệ quyết định đáng kể sự lựa chọn của nhà lập pháp. Điều nàylý giải sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa pháp luật Trung Hoa và Việt Nam trong trong30 năm vừa qua, mặc dù từ 1979 đến 2009 mối giao lưu về hợp tác pháp luật giữa hai quốcgia này không hề đáng kể, nếu so với sự hỗ trợ liên tục của Cộng hòa liên bang Đức, HoaKỳ hoặc Nhật Bản3. Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc và hệ thống luật pháp của CHNDTrung Hoa đã bắt đầu được thế giới chú ý trong thời gian gần đây nhiều năm, đặc biệt làsau khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, một sự kiện lớn đối với nền kinh tế thếgiới. Với dân số hơn tỷ người và thị trường nội địa vô hạn, Trung Quốc bắt đầu thể hiện sựquyến rũ của mình trên trường toàn cầu của các nước có nền kinh tế thị trường. Do đó,3 Phạm Duy Nghĩa, Nhìn lại lý thuyết và kinh nghiệm tiếp nhận pháp luật, Văn phòng Quốc hội, Thực tiễn và tháchthức trong chuyển hóa pháp luật tại việt nam:chia sẻ kinh nghiệm của liên minh châu âu, Nhà xuất bản hồng đức, HàNội 2016, trang 248 ...

Tài liệu được xem nhiều: