Danh mục

Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 8

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

tiêm bắp 31 ca, tỷ lệ kết quả 33,7%, chích tĩnh mạch 20 ca, tỷ lệ kết quả 80% (Tổ Phòng Trị Bệnh Động Mạch Vành Khoa Nội, Bệnh Viện Thử Quang Thuộc Trung Y Học Viện Thượng Hải, Quan Sát Thuốc Mạch Môn Trị Bệnh Động Mạch Vành Lâm Sàng Và Thực Nghiệm, Tạp Chí Tân Y Dược Học 1977, 5: 39). Tham Khảo: + Những người mạch Đại và những chứng nuy súc phải dùng đến Mạch môn vì nó làm cho tâm phế nhuận thì huyết mạch tự nhiên thông lợi được ngay (Trung Quốc Dược Học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 8Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tiêm bắp 31 ca, tỷ lệ kết quả 33,7%, chích tĩnh mạch 20 ca, tỷ lệ kết quả 80% (Tổ Phòng Trị Bệnh Động Mạch Vành Khoa Nội, Bệnh Viện Thử Quang Thuộc Trung Y Học Viện Thượng Hải, Quan Sát Thuốc Mạch Môn Trị Bệnh Động Mạch Vành Lâm Sàng Và Thực Nghiệm, Tạp Chí Tân Y Dược Học 1977, 5: 39). Tham Khảo: + Những người mạch Đại và những chứng nuy súc phải dùng đến Mạch môn vì nó làm cho tâm phế nhuận thì huyết mạch tự nhiên thông lợi được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Mạch môn có tác dụng thanh dưỡng âm của Phế và Vị do đó thường bỏ lỏi khi xử dụng. Nếu chỉ muốn thanh tâm hỏa mà tư âm thì thường cứ để cả lõi khi xử dụng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Mạch môn và Thiên môn cùng giống nhau, nhưng Mạch môn không béo và nhiều chất nhờn bổ bằng Thiên môn, vì vậy muốn tư âm thì dùng Thiên môn tốt hơn. Tuy nhiên Mạch môn bổ âm mà không dính nhầy mà con2 có thể bổ dưỡng chân âm của Vị, điều này Thiên môn không sánh bằng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Mạch môn và Thiên môn đều có tác dụng dưỡng âm, thanh phế, nhuận táo, chỉ khái. Nhưng Mạch môn vị hàn, tác dụng tư âm, nhuận táo so với Thiên môn kém hơn. Mạch môn thiên về ích tỳ, sinh tân, thanh tâm, trừ phiền. Thiên môn tính rất hàn, nhiều nước, tác dụng tư âm nhuận táo mạnh hơn Mạch môn, thiên về tư thận, tráng thủy, thanh phế, giáng hỏa, hóa đờm nhiệt (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê). + Tại Trung Quốc còn dùng các cây sau cùng tên: Ngô công tam thất (Ophiopogon intermedius D. Don), Mạch môn lá lớn (Liriope spicata Lour.), Mạch môn lá rộng (Liriope platyphylla Wang et Tang), Tiểu Mạch đông (Liriope minor (Maxim.) Mak (Dược Tài Học). Phân Biệt: Rễ Mạch môn có thể bị lầm với rễ cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile Brong) họ Lúa (Poaceae). Đôi khi lầm với rễ non, nhỏ của cây Bách bộ (Stenona tuberosa Lour.) họ Bách bộ (Stemonaceae). MỘC HƢƠNG Xuất xứ:Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bản Kinh. Tên khác: Ngũ Mộc hương (Đồ Kinh), Nam mộc hương (Bản Thảo Cương Mục), Tây mộc hương, Bắc mộc hương, Thổ mộc hương, Thanh mộc hương, Ngũ hương, Nhất căn thảo, Đại thông lục, Mộc hương thần (Hòa Hán Dược Khảo), Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Xuyên mộc hương, Ổi mộc hương (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke. Họ khoa học: Họ Cúc (Compositae). Mô Tả: Cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm, cuống dài 20 – 30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên lá càng nhỏ dần. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hoặc có khi như ôm lấy thân cây. Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong, mầu nâu nhạt, có những đốm mầu tím. Mùa hoa vào các tháng 7-9. Mùa quả tháng 8 – 10. Địa lý: Đa số trồng ở Vân Nam (Trung Quốc – Vì vậy mới gọi là Vân Mộc hương). Thu hái, Sơ chế: Về mùa đông, sau khi đào lên, rửa sạch đất, rễ tơ và thân lá, cắt thành những khúc ngắn 6,6 – 13,3cm. Loại thô to, rỗng ruột thì chẻ dọc thành 2-4 miếng, phơi khô, bỏ vỏ ngoài là được. Bộ phận dùng: Rễ khô. Loại cứng chắc, mùi thơm nồng, nhiều dầu là tốt. Loại hơi xốp, ít mùi thơm, ít dầu là loại vừa. Mô tả dược liệu: Mộc hương hình trụ tròn, hình giống xương khô, dài 5 – 11cm, đường kính 1,6 – 3,3cm. Mặt ngoài mầu vàng nâu, nâu tro, có vằn nhẵn và rãnh dọc rõ rệt, đồng thời có vết của rễ cạnh. Chất chắc, khó bẻ gẫy, vết bẻ không phẳng. Chung quanh méo. Ở giữa mầu trắng tro hoặc mầu vàng. Còn phần khác mầu nâu tro, nâu tối, có tâm hình hoa cúc. Cả thân rễ có thể nhìn thấy điểm dầu mầu nâu phân tán. Có mùi thơm đặc biệt, vị đắng. Có nhiều loại Mộc Hương: 1- Vân Mộc Hương hoặc Quảng Mộc Hương: tên khoa học: Saussurea lappa Clarke. Thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo, lá phía gốc hình 3 cạnh tròn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng,Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Lá phía thân cũng hình 3 cạnh, càng lên cao lá càng nhỏ, mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế. 2- Thổ Mộc Hương hoặc Hoàng Hoa Thái, tên khoa học: Inula helenium L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo. Lá phía gốc to, lá phía thân nhỏ hơn, mọc so le. Mép lá có răng cưa kh ...

Tài liệu được xem nhiều: