Soạn bài cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Soạn bài cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi Soạn bài cảnh ngày hè của Nguyễn TrãiNguyễn Trãi đã sống một cuộc đời mà cả hạnh phúc lẫn thương đau đều được đẩyđến tột cùng. Trong khoảng thời gian đời người hơn 60 năm, thi nhân đã để lại một giasản vô cùng quý giá.Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn chương, lời nhận định kia đã không có gì là thái quá.Trước tác của Ức Trai có thơ, có văn, lại có cả lịch sử, địa lí nữa. Ở mảng thơ, bêncạnh tập thơ chữ Hán nổi tiếng Ức Trai thi tập, thiết nghĩ còn cần phải đặc biệt chú ývị trí vai trò của tập Quốc âm thi tập. Tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng tacòn giữ được này, không những chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn học nướcnhà mà còn là tài liệu chủ yếu để nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữ nước ta.Gồm những bài thơ viết rải rác trong suốt cuộc đời, Quốc âm thi tập đã giúp ngườiđọc khai mở nhiều phần sâu kín trong tâm hồn người thi sĩ bất hạnh vào loại bậc nhấttrong lịch sử phong kiến Việt Nam.Quốc âm thi tập có một cấu trúc chỉnh thể với 4 phần. Trong đó phần vô đề gồm toànbộ những bài thơ không có tựa đề, được chia thành các nhóm : ngôn chí, mạn thuật,trần tình, thuật hứng, tự thán, bảo kính cảnh giới… Chùm thơ Bảo kính cảnh giới(Gương báu răn mình - bài 43 luyến láy dumình) có 61 bài. Những câu thơ trong Bảokính cảnh giới dương, có chút vui điểm vào cuộc đời đầy u uất của thi nhân NguyễnTrãi.Được tổ chức theo kiểu một bài thất ngôn bát cú nhưng bài thơ lại mở đầu bằng mộtcâu thơ thất luật, ngắt nhịp tự do, tự nhiên như lời nói thường ngày :Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trườngKhởi hứng bằng một tâm thế - tâm thế của một con người an nhàn hưởng thụ (thiênnhiên). Bài thơ có lẽ được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn (theo ĐàoDuy Anh, trong đời mình Nguyễn Trãi có nhiều lần về ở Côn Sơn). Rũ sạch bụi lầmcủa chốn phồn hoa đô hội, con người đến với thiên nhiên tự do, tự tại, giản dị khônggò ép. Phải chăng, vì thế mà câu thơ cũng vuột ra khỏi cái khuôn khổ của thơ luật đểgiản dị, nhẹ nhàng như chính con người và cuộc sống chốn sơn lâm.Câu thơ nhẹ nhàng gợi nghĩ đến hình ảnh một vị tiên đồng, đạo cốt. Từ rồi (có bảnchép là rỗi) kết hợp với ngày trường cộng hưởng với nhịp thơ kéo giãn thời gian củamột ngày. Cảm giác thư thái cũng theo đó mà ngân nga.Nguyễn Trãi không phải người không biết giới hạn. Có nhiều lần ông đã bày tỏ ýnguyện công thành thân thoái. Nếu phải viện đến lí do thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩđến sự gắn bó rất chân thành của tác giả với thiên nhiên. Những bức tranh thiên nhiênmà tác giả đã say sưa nét vẽ như ở trong bài thơ này đã chứng tỏ một điều cuộc sốngđâu phải cứ giàu có thì sang trọng :Hoè lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngCuộc sống của thi nhân là vậy. Cả cuộc đời nghèo khó, nhưng đó chỉ là ở phương diệnvật chất mà thôi.Nhìn vào thi liệu thì bức tranh tất được vẽ vào lúc cuối hè : hoa lựu đang rộn ràngchuyển sang màu đỏ rực, sen thì đã tiễn mùi hương. Việc lựa chọn thời gian nghệthuật cũng như cách thức miêu tả thiên nhiên hẳn không phải là chuyện ngẫu nhiên.Lá hoè ngả sang màu lục, um tùm dồn lại thành từng khối lá xanh, toả rộng, che rợpcả mặt sân. Hoa lựu không còn nhạt mà rực rỡ như những chùm lửa đỏ. Sau nàyNguyễn Du cũng dùng hoa lựu để nói cái oi bức, rực nóng của mùa hè :Dưới trăng quyên đã gọi hè,Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.Dưới những ao đầm, hoa sen hồng đã nở rộ xen giữa những chiếc lá mát xanh, cả đầmsen đưa hương thơm ngát. Điểm vào cái không gian ấy là tiếng ve kêu ồn ã như đangtrút hết mình cho phút chiều tà. Nếu mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc thìmùa hạ là lúc trưởng thành. Đặc biệt cuối hè là lúc nó phô diễn một sức sống căngđầy, sung mãn nhất của sự trưởng thành. Nó bắt đầu kết trái cho mùa thu để rồi chuẩnbị cho sự hoá thân vào mùa đông. Thiên nhiên trong bài thơ này là thế : dường như nóđang ở trạng thái căng đầy nhất. Một bức tranh thiên nhiên đủ gợi cho chúng ta liêntưởng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy.Hài hoà cùng thiên nhiên là cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người lao động :Lao xao chợ cá làng ngư phủHàm ý của câu thơ dồn cả vào cái âm thanh của chợ cá. Sự náo nhiệt của chợ cá gợilên sự liên tưởng về cuộc sống no ấm thanh bình của người dân. Bởi chợ cá ở đây rấtcó thể chỉ là một góc chợ quê, mà âm thanh vẫn rộn ràng náo nhiệt vô cùng.Làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng kết cấu đề - thực - luận - kết xem ra không phảilà lựa chọn hợp lí để tiếp cận bài thơ này. Bài thơ có thể được chia theo bố cục 6/2.Trên là vẻ đẹp của thiên nhiên và âm thanh cuộc sống, dưới là ước vọng của nhà thơ :Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương.là một mô típ thường thấy trong thơ Nguyễn Trãi. Một tấc lòng ái ưu luôn chỉ chựcdâng lên cùng sóng nước. Câu thơ gắn với một điển tích. Ở Trung Quốc thời cổ đại cómột triều đại lí tưởng (thực chất là một cộng đồng người nguyên thuỷ sống theo bộtộc) được đời đời truyền tụng như là một hình mẫu đẹp - thời vua Nghiêu Thuấn. VuaThuấn có cây đàn (gọi là Ngu cầm). Vua thường hay dạo khúc Nam phong trong đócó câu Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề nghĩa là gió nam thuậnthì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của. Mượn một điển tích, Nguyễn Trãi đã khônggiấu được sự vui mừng khi thấy dân chúng khắp nơi đang được đủ đầy no ấm.Câu thơ cuối cùng tương ứng với câu đầu, vượt ra khỏi luật Đường. Nhịp thơ 3/3 ngắngọn, dứt khoát, thể hiện ước vọng chân thành của Nguyễn Trãi, mong sao ở mọi nơi,cuộc sống thanh bình no ấm sẽ đến với mọi người.Câu nói của người xưa Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lotrước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ) thật hợp với cuộc đời NguyễnTrãi. Một cuộc đời trọn tình, vẹn nghĩa với nước với dân.Trần Thánh Tông (1240 - 1290) cũng có bài thơ Hạ cảnh (Cảnh mùa hạ) :Yểu điệu hoa đường, trú cảnh tràngHà hoa suy khởi bắc song lươngViên lâm vũ quá, lục thành ác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngữ văn lớp 9 văn mẫu lớp 9 tài liệu lớp 9 ôn thi văn lớp 9 bài giảng văn lớp 9Gợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 80 0 0
-
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 68 0 0 -
Hình tượng người mẹ trong thơ ca Việt Nam hiện đại
8 trang 66 0 0 -
3 trang 42 0 0
-
Soạn bài Số phận con người của Sô-lô-khốp
4 trang 39 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 36 0 0 -
Kiểm tra trắc nghiệm Ngữ văn 9
2 trang 31 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 30 0 0 -
Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng
8 trang 29 0 0 -
Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương
4 trang 28 0 0 -
Dàn bài phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
9 trang 26 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
6 trang 26 0 0 -
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
21 trang 23 0 0 -
Chuyên đề 3: Nguyễn Du và Truyện Kiều
4 trang 22 0 0 -
Văn mẫu lớp 9: Chứng minh văn học là nghệ thuật ngôn từ
8 trang 21 0 0 -
Nghịch lí trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn NGUYỄN MINH CHÂU
5 trang 21 0 0 -
Phân tích Những ngôi sao xa xôi
5 trang 21 0 0 -
Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
7 trang 21 0 0 -
Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học (Thanh Tịnh)
3 trang 20 0 0 -
Phân tích bài thơ Khăn thương nhớ ai
7 trang 20 0 0