Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân số 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân số 2 Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân số 2Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa-khí phách. Ngay từ trước cách mạng tháng Tám,ngòi bút ấy đã biết hướng thiện, hướng mĩ để tìm ra và lưu giữ lại cho đời những vẻđẹp của một thời vang bóng. Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời xuất bảnnăm 1940 mổi lên vẻ đẹp chói loà, rực rỡ vẻ đẹp của Chữ người tử tù.I/Tìm hiểu chung1.Tác giảNguyễn Tuân (1910-1987) quê làng Mọc, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường NhânChính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, là nhà văn có tài năng và tài hoa đặc biệt của vănhọc Việt Nam. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho vào thời buổi Hánhọc đã lụi tàn, chịu ảnh hưởng từ người cha là một nhà nho tài hoa bất đắc chí ôngtú Nguyễn An Lan. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện sự hoài niệm về nhữngnét đẹp văn hoá cổ truyền đã mất đi. Trong đó, tiêu biểu nhất là tập truyện Vang bóngmột thời.2.Tác phẩmChữ người tử tù là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuântrước Cách mạng. Truyện ngắn này có một tình huống truyện rất độc đáo. Huấn Caolà một tử tù nhưng lại là người đại diện cho thiên lương, là một nghệ sĩ ban phát cáiđẹp. Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại là người được nhậncái đẹp từ người tử tù. Huấn Cao và viên quản ngục là hai hình tượng nghệ thuật đẹpcủa Nguyễn Tuân.* Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cuộc tương phùng kì ngộ củanhững liên tài tri kỉ giữa chốn ngục tù xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù,quản ngục và thầy thơ lại. Tình huống độc đáo : cái đẹp được sáng tạo trong tù ngục. Người cho chữ là tử tù, người nhận chữ là quản ngục. Cái ác cúi đầu trước thiênlương, cái thiên lương được tôn vinh nơi cái ác ngự trị. Vẻ đẹp của tài năng và thiênlương đã tỏa sáng nơi tăm tối nhất. Đó là sự vững bền và bất khuất của chân lí.II/Đọc-hiểu văn bản1.Tình huống truyện đặc sắcTình huống truyện là cái tình thế xảy ra truyện, là một khoảnh khắc mà trong đó sựsống hiện ra rất đậm đặc, là cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người (NguyễnMinh Châu).Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhânvật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộtâm trạng, tính cách, hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tácphẩm.Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huốngtruyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, họ hoàntoàn đối lập nhau. Một người là tên đại nghịch, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắtgiam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội ; còn một người là quản ngục, kẻ đạidiện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bìnhdiện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời chohọ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên một cuộc kì ngộ kì lạ và đángnhớ.Tình huống truyện độc đáo thể hiện ở mối quan hệ éo le, đầy trớ trêu giữa những tâmhồn tri kỉ. Hai nhân vật được đặt trong một tình thế đối địch : tử tù và quản ngục.Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượngHuấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục.Từ đó mà chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.2.Hình tượng Huấn CaoTrong Chữ người tử tù, ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc hoạ vẻ đẹp của hìnhtượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao(HC) là vẻ đẹp lãng mạn, một vẻ đẹpđược lí tưởng hoá, được thể hiện một cách khác thường chừng như không thể xảy rađược. Huấn Cao hiện lên một cách rực rỡ, chói sáng nhờ được tô đậm bằng nhữngtương phản gay gắt.a)Huấn Cao-con người tài hoa xuất chúngTài hoa của HC được giới thiệu ngay từ đầu truyện qua lời của các nhân vật khác.Nhân vật chính chưa xuất hiện nhưng đã được giới thiệu là một người mà vùng tỉnhSơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh mà rất đẹp là ngươì văn võ đều có tài. NguyễnTuân đã chú ý giơí thiệu cái tài hoa của HC trươc khi giới thiệu nhân vật.Cái tài hoa của HC nổi tiếng đến mức viên quản ngục phải đãi ngộ ông cả tháng giờiđể hy vọng xin được chữ bất chấp thái độ khinh bạc của kẻ dưới quyền.Trong cảnh cho chữ, tài hoa đã thực sự toả sáng đã tạo nên không khí thiêng liêngkhiến cho những người xa cách vị thế xã hội đã chụm đàu vào say xưa hướng tói cáiđẹp.Miêu tả cái tài hoa tuyệt đích của HC cũng chính là cách để Nguyễn Tuân thể hiệnquan niệm liên tài của mình. Cái tài là thứ quý hiếm đáng được tôn thờ và ngưỡng mộ;phải là cái phát lộ đến tuyệt đích; phải có giá trị thanh lọc tâm hồn con người.b)Huấn Cao-người có khí phách phi thườngKhí phách khác người của HC cũng được giới thiệu ngay từ đàu truyện, là người cónghĩa khí chọc trời khuấy nước.Khí phách ấy còn thể hiện rõ ràng bằng những hành động và cách ứng xử của Hctrong ngục. Thái độ thản nhiên đến lạnh lùng nhận rượu thịt suốt nửa tháng trời, khinhbạc trước kẻ tiểu nhân, không vướng bận hạ thấp mình khi rơi vàp cảnh ngục tù. HCvẫn sống ung dung đường hoàng trong những ngày chờ ra pháp trường.Trong cảnh cho chữ con người ngang tàn ấy cổ đeo gông, chân vướng xiềng vẫn sayxưa sáng tạo, không thèm nghĩ đến cái chết đang kề cổc)Huấn Cao-người có thiên lương rực rỡÔng là người có nhân cách cao cả,chữ chính là cái tâm của ông. Đối với HC chữ làthứ quý nhất trên đời song không vì thế mà đổi chữ lấy vàng bạc, quyền thế. Chữ chỉdành cho những người tri kỷ, cho chữ viên quản ngục tức là HC đã xem quả ngục làngười tri kỷ. Chữ không thể treo nơi tối tăm, bẩn thỉu cũng có nghĩa là cái đẹp khôngthể tồn tại bên cái xấu xa. Chữ thể hiện hoài boã của một đời người.Nét chữ vuôngvức,tuơi tắn chính là tinh hoa của đời HC khiến quản ngục phải nghẹn ngào vái lạy.Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm củamình về cái đẹp. Trong truyện, H ...
Tìm kiếm tài liệu theo từ khóa liên quan:
ngữ văn lớp 9 văn mẫu lớp 9 tài liệu lớp 9 ôn thi văn lớp 9 bài giảng văn lớp 9Tài liệu liên quan:
-
8 trang 80 0 0
-
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 68 0 0 -
Hình tượng người mẹ trong thơ ca Việt Nam hiện đại
8 trang 66 0 0 -
3 trang 42 0 0
-
Soạn bài Số phận con người của Sô-lô-khốp
4 trang 39 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 36 0 0 -
Kiểm tra trắc nghiệm Ngữ văn 9
2 trang 31 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 30 0 0 -
Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng
8 trang 29 0 0 -
Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương
4 trang 28 0 0 -
Dàn bài phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
9 trang 26 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
6 trang 26 0 0 -
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
21 trang 23 0 0 -
Phân tích Những ngôi sao xa xôi
5 trang 22 0 0 -
Chuyên đề 3: Nguyễn Du và Truyện Kiều
4 trang 22 0 0 -
Văn mẫu lớp 9: Chứng minh văn học là nghệ thuật ngôn từ
8 trang 21 0 0 -
Nghịch lí trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn NGUYỄN MINH CHÂU
5 trang 21 0 0 -
Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
7 trang 21 0 0 -
Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học (Thanh Tịnh)
3 trang 20 0 0 -
Phân tích bài thơ Khăn thương nhớ ai
7 trang 20 0 0