Danh mục

SỐC TRONG SẢN KHOA

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.15 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nước Ngay từ khi bắt đầu có thai, sản phụ đã giữ nước trong cơ thể. Đến tuần thứ 13, nước ngoài các mạch máu, trong các tổ chức ngoài tử cung và tuyến vú bắt đầu tăng cho đến lúc đẻ. Tổng lượng nước ngoài tế bào tăng khoảng 1,51%. Ở đây có đặc điểm là nước giữ lại trong cơ thể được phân phối đều trong các tổ chức phần mềm, và thông thường được giữ lại ở 2 chi dưới. Nước tăng dần và tăng nhiều trong 10 tuần cuối cho đến khi chuyển dạ và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỐC TRONG SẢN KHOA SỐC TRONG SẢN KHOA 1. THAY ĐỔI CỦA THAI PHỤ TRONG THAI KỲ VÀ TRONG CHUYỂN DẠ 1.1. Thay đổi về tuần hoàn 1.1.1. Nước Ngay từ khi bắt đầu có thai, sản phụ đ ã giữ nước trong cơ thể. Đến tuần thứ 13, nước ngoài các mạch máu, trong các tổ chức ngoài tử cung và tuyến vú bắt đầu tăng cho đến lúc đẻ. Tổng lượng nước ngoài tế bào tăng khoảng 1,51%. Ở đây có đặc điểm là nước giữ lại trong cơ thể được phân phối đều trong các tổ chức phần mềm, và thông thường được giữ lại ở 2 chi dưới. Nước tăng dần và tăng nhiều trong 10 tuần cuối cho đến khi chuyển dạ và sau đẻ thì giảm một cách đột ngột. 1.1.2. Máu Thể tích huyết tương tăng nhanh và nhiều hơn nước ngoài tế bào. Đến tuần thứ 6 của thai nghén, thể tích huyết tương tăng một cách rõ ràng và tiếp tục tăng cho đến tuần thứ 30-34. Đến lúc này huyết tương đã tăng được 50% so với trước khi chưa có thai. Sau đó thể tích huyết tương giữ vũng, không thay đổi cho đến khi đẻ. Sau đẻ, đến tuần thứ 6 thì thể tích huyết tương trở lại bình thường như trước khi chưa có thai. Thể tích toàn bộ hồng cầu cũng bắt đầu tăng từ tháng thứ hai và đến khi đẻ thì tăng được 30%. Nếu xét cả thể tích huyết tương lẫn hồng cầu sẽ thấy khi thai lớn dần thì trong mạch máu có sự pha loãng máu. 1.2. Thay đổi về tim mạch Nhịp tim của sản phụ tăng dần với thời gian thai nghén. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim tăng dần và cao nhất ở tuần thứ 28 và 36, sau đó xuống thấp một ít, nhưng vẫn còn rất cao so với trước khi có thai. Áp lực động mạch tối đa và tối thiểu đều giảm vào tuần thứ 20, nhưng sau đó trở lại dần như cũ. Sở dĩ huyết áp động mạch giảm là vì thời gian này có nhiều mạch máu phát triển ở rau thai. Cần nhớ rằng, nhiều sản phụ khi nằm ngửa tr ên bàn đẻ, nhất là khi được gây mê, gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng, có thể bị suy tim đột ngột, vì tĩnh mạch chủ bị tử cung ch èn ép nên máu về tim không đủ. 1.3. Thay đổi về đông máu và tiêu sợi huyết Đây là một vấn đề được chú ý nhiều khi sản phụ đến thời kỳ đẻ ở người khoẻ mạnh, thai nghén bình thường, cũng có sự thay đổi về đông máu và tiêu sợi huyết. Tỷ lệ fibrinogen trong máu tăng dần khi có thai và cao nhất lúc đẻ (từ 3,5 đến 5,5g/l). Vì thể tích huyết tương tăng 50%, do đó toàn bộ fibrinogen cũng tăng quá 50%. Các yếu tố đông máu khác như thromboplastinogen các yếu tố VII, VIII, IX, X cũng tăng trong giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén. Năm 1970, Coloditz và Josey cho một vài con số huyết áp tĩnh mạch trung ương do qua tĩnh mạch đùi trên như sau: Phụ nữ không có thai: 7,8 - 11,2cm H2O (trung bình: 9cm H2O) Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu: 6,8 - 8,2cm H2O (trung bình: 7,7cm) Phụ nữ có thai 3 tháng giữa: 3,6 - 4,6cm H2O (trung bình 4cm H2O) Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối: 2,0 - 4,4cm H2O (trung bình 3,8cm H2O). Như vậy, càng về cuối thời kỳ có thai huyết áp tĩnh mạch trung ương càng thấp dần. Một điều đáng chú ý là khi đo huyết áp tĩnh mạch trung ương phải xem bệnh nhân nằm ngửa hay nằm nghiêng. Nếu bệnh nhân nằm ngửa, huyết áp tĩnh mạch chủ có thể bị chèn, máu về tim giảm, do đó huyết áp tĩnh mạch trung ương sẽ thấp. Năm 1970, Goltner và cộng sự theo dõi sự thay đổi của huyết áp tĩnh mạch trung ương theo sự co bóp của tử cung. Trong khi tử cung co bóp, huyết áp tĩnh mạch trung ương sẽ từ 4,5cmH2O lên 5,8cm H2O. Sở dĩ huyết áp tĩnh mạch trung ương lên cao hơn bình thường vì khi co bóp, tử cung đẩy vào tĩnh mạch chủ một khối lượng từ 250 - 300ml máu để đưa về tim phải. Sau khi đẻ xong, đến ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 5, huyết áp tĩnh mạch trung ương sẽ lên 7,5cm H2O, vì tuần hoàn trở về tim tăng hơn trước khi đẻ Khả năng tiêu sợi huyết tăng trong quá trình thai nghén, tỷ lệ plasminogen tăng, nhưng các chất hoạt hoá plasminogen thì giảm và các chất ức chế fibrinolysin như anpha 1 antitrypsin và anpha 2 macroglobulin thì tăng. Người ta thấy rằng, máu của người mẹ bị tăng đông tạm thời trong giai đoạn chuyển dạ và đặc biệt lúc đẻ. 1.4. Thay đổi về hô hấp Ngay trong những tuần đầu tiên thai nghén, người phụ nữ đã thở nhiều. Cơ chế của tăng hô hấp được xem như do progesteron gây nên. Nhịp thở tăng khoảng 10% so với trước khi có thai. Khí lưu thông tăng khoảng 40%, trong khi đó độ giãn nỡ của phổi, thể tích sống không thay đổi. Sức cản của đường thở, thể tích khí cặn chức năng, thể tích khí dự trữ thở ra giảm. Sau khi đẻ xong độ giãn phổi sẽ tăng từ 25 đến 30%. 1.5. Thay đổi về các khí trong máu Nhiều công trình cho thấy, trong khi có thai cho đến khi chuyển dạ và đẻ, các khí trong máu, độ bão hoà oxy huyết cầu tố của sản phụ khác người bình thường. Tuy nhiên, nhiều tác giả thấy rằng, áp lực riêng phần của oxy trong máu động mạch (PaO2) của sản phụ có thấp hơn bình thường trong những tháng cuối của thời kỳ thai nghén, vì có shunt động - tĩnh mạch phổi, vì mất thăng bằng giữa hô hấp và tuần hoàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: