Soi lại mình qua tấm gương sáng của người phụ nữ Việt Nam - Cao Vũ Minh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Soi lại mình qua tấm gương sáng của người phụ nữ Việt Nam - Cao Vũ Minh SOI LẠI MÌNH QUA TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM Cao Vũ Minh∗ Đại thi hào Nguyễn Du trong suốt cuộc đời của mình đã phải hai lần thốt lên lời cảm thông sâu sắc đến thân phận người phụ nữ. “Đau đớn thay phận đàn bà” 1, lời than vãn, cảm thông ấy dường như là để dành riêng cho họ - những người phụ nữ đã phải chịu quá nhiều nỗi bất công và khổ đau trong một xã hội mà tư tưởng trọng nam khinh nữ đã từng hiện diện hàng ngàn năm như ở nước ta. Thông thường trong xã hội thì một người bị người khác khinh thường vì rất nhiều lý do: không thông minh, không có tài, không có sắc đẹp, nhìn chung là thua sút người khác về mọi mặt. Thế nhưng người phụ nữ Việt Nam không thuộc dạng người kém cỏi hơn phái mạnh. Tuy nhiên họ vẫn không được coi trọng. Trải qua “đêm trường thế kỷ” của chiến tranh, của chế độ phong kiến bất công, hủ hóa, hình ảnh những người mẹ, người chị của dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên sáng ngời rạng rỡ. Họ đã khẳng định được phẩm chất của mình trong từng thời kỳ xã hội. Đến ngày hôm nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực. Để ghi nhận những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, ngày 8/3/1965 Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Và ngày hôm nay - 8/3/2011 là một cơ hội tốt để mỗi người chúng ta đánh giá lại những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Trong 8 chữ vàng thì “Anh hùng” được đặt ở vị trí đầu tiên. Để dễ bàn luận, chúng ta cần hiểu nghĩa căn bản của hai chữ anh hùng. Anh hùng là gì? Theo Từ điển tiếng Việt thì “Anh hùng” là người có tài năng xuất chúng, công to, đức cả khiến mọi người đều kính phục. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ThS Luật học, Công đoàn viên tổ Công đoàn khoa Hành chính – Nhà nước. 1 Trong hai tác phẩm văn chương nổi tiếng của mình Nguyễn Du đã phải thốt lên: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều) “Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu” (Văn tế thập loại chúng sinh) 1 Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” 2. Đó là lời tổng kết và ghi nhận những công lao to lớn của phụ nữ Việt Nam qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ngược dòng lịch sử, hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam hiện lên như những ngọn lửa sáng, cháy hết mình cho những chiến công hiển hách của dân tộc. Có lẽ ai cũng biết cuộc kháng chiến đầu tiên của dân tộc ta chống lại quân xâm lược Trung Quốc do ai lãnh đạo. Chắc chắn đó không thể là ai khác ngoài Hai Bà Trưng – người đã khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh (năm 40 - 43 sau công nguyên). Có lẽ chúng ta cũng không quên câu nói đầy khí phách của Bà Triệu: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Thời xưa có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, thời nay thì có anh hùng Ngô Thị Tuyển với kỳ tích “tải đạn”, Võ Thị Thắng với nụ cười vượt thời gian. Trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I (năm 1952) tại chiến khu Việt Bắc có 7 người vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng. Trong 7 anh hùng thì có một người là phụ nữ. Đó là nữ du kích Nguyễn Thị Chiên. Với thành tích “tay không bắt giặc”, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng khi mới 22 tuổi3. Nối tiếp truyền thống cách mạng anh hùng đó, phụ nữ Việt Nam đã không ngừng lập những chiến công hiển hách. Cả đất nước sẽ không bao giờ quên những nữ chiến sĩ anh hùng bất khuất trong ngục tù; hàng triệu người mẹ, người vợ chịu hy sinh gian khổ, chu toàn việc nhà, động viên chồng, con lên đường chiến đấu và bản thân cũng trực tiếp tham gia kháng chiến và hy sinh, tiêu biểu như nữ anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Thị Bưởi, Lê Thị Hồng Gấm, mẹ Suốt, đội quân tóc dài của tỉnh Bến Tre, đội nữ du kích Củ Chi… Có thể họ - những người phụ nữ Việt Nam, không phải là những tài năng xuất chúng nhưng với những cống hiến quên mình cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Họ xứng đáng được tôn vinh là anh hùng. Sẽ thật thiếu sót nếu nói rằng anh hùng mà không có được tinh thần bất khuất. Bất khuất và anh hùng gắn bó mật thiết với nhau như hai mặt của một bàn tay. Khó có thể nói 2 Bức thư của Hồ Chủ Tịch gởi phụ nữ Việt Nam nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/1952. ...
Tìm kiếm tài liệu theo từ khóa liên quan:
Phụ nữ Việt Nam Anh hùng dân tộc Truyền thống dân tộc Lịch sử Việt Nam Vai trò của phụ nữ Việt Nam Văn hóa Việt NamTài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 380 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 136 0 0 -
189 trang 131 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 98 2 0 -
Bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc qua ca dao, tục ngữ của người Việt
4 trang 88 0 0 -
69 trang 87 0 0
-
82 trang 80 0 0
-
24 trang 72 2 0
-
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 1
134 trang 71 0 0 -
Về xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Tiểu luận: Lịch sử nghề gốm Việt Nam
7 trang 60 0 0