Danh mục

Sống chung với khủng hoảng

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 53.00 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giá chứng khoán của nhiều thị trường chính tại Mỹ và châu Âu suy giảm do tác động của các vụ bê bối trên thị trường tín dụng thứ cấp đã kéo những thị trường "nhỏ" tại châu Á và Mỹ La-tinh "rớt" theo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sống chung với khủng hoảngSống chung với khủng hoảng Giá chứng khoán của nhiều thị trường chính tại Mỹ và châu Âu suy giảm do tác động của các vụ bê bối trên thị trường tín dụng thứ cấp đã kéo những thị trường nhỏ tại châu Á và Mỹ La-tinh rớt theo. TTCK thế giới chao đảo, Việt Nam rút được kinh nghiệm gì? Nhiều chuyên gia chứng khoán tại thị trường Mỹ La-tinh đã nhiều lầnthông qua các hãng tin nổi tiếng phát đi thông điệp kiểu thị trường giảm là do vấn đề tín dụngthứ cấp của Mỹ, chúng tôi chẳng liên quan gì cả, đừng nên hoảng loạn. Thế nhưng, các cổphiếu tại Mỹ La-tinh vẫn… giảm đều theo nhịp giảm của các thị trường chính.Vấn đề đã rõ, trong một thế giới mà tính liên thông ngày càng cao giữa các thị trường, dòngvốn quốc tế ngày càng được khơi thông thì chúng ta, những thị trường nhỏ, không thể nghĩ tớichuyện đèn nhà ai nấy sáng, sống chết mặc bay, mà hiệu ứng lan truyền (spill-over effect)sẽ đổ lên chúng ta bất cứ khi nào. Nguy hiểm hơn, bây giờ tâm lý hoảng loạn có tính lan truyềntoàn cầu, hoảng loạn tại thị trường Mỹ sẽ có thể nhanh chóng lan sang nhà đầu tư nước ngoàitại Việt Nam, rồi lan sang nhà đầu tư người Việt. Như vậy, khi thị trường lớn gặp khó khăn, nókhông chỉ tạo ra nguy cơ rút vốn khỏi thị trường nhỏ (bị xem là rủi ro hơn), mà còn tạo ra tâmlý hoảng loạn lan truyền.Vấn đề trước tiên đặt ra cho chúng ta khi có những cú sốc lớn từ bên ngoài như thế không phảilà bàn cãi với nhau liệu có nên áp đặt kiểm soát vốn hay không và như thế nào, mà hiện nayphải nghĩ tới khía cạnh sống chung với khủng hoảng trước. Muốn vậy, phải có công cụphòng ngừa rủi ro cho thị trường. Một thị trường mà giá xuống thì nhà đầu tư chỉ có thể biếtbán cổ phiếu và… ngồi chờ, không quyền chọn (option), không bán khống (short sale), khônggì cả. Một hệ thống công cụ điều chỉnh kinh tế lúc nào cũng phải có đủ các biện pháp chiếnlược lẫn biện pháp ứng phó tức thời. Kiểm soát dòng vốn thế nào cho hợp lý là biện phápchiến lược lâu dài, đảm bảo tăng trưởng bền vững, trong khi công cụ giúp nhà đầu tư chịuđựng qua cơn khủng hoảng là biện pháp tức thời. TTCK Việt Nam hình như chiến lược dàihạn thì chưa rõ ràng, mà biện pháp tức thời lại… không có gì.Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ: không thể thiếuĐiều cần lưu ý là một thị trường mà nhà đầu tư nhỏ không được bảo vệ đúng mức thì tác độngxấu của những cú sốc (dù là bên ngoài hay bên trong) đều rất đáng lo. Trong những tìnhhuống được gọi là khủng hoảng, thị trường chao đảo như thế, người thiệt thòi nhiều nhấtvẫn là những cổ đông nhỏ lẻ, bởi lẽ họ là những người có ít thông tin hơn, có ít quyền lựchơn để tự bảo vệ mình. Khi các cổ đông lớn, quỹ đầu tư bán ồ ạt giảm lỗ thì họ cũng phảichạy theo, mà trong đa số trường hợp họ chậm hơn so với các tổ chức đầu tư lớn, đồng nghĩalà thua lỗ nặng nề hơn và khó có khả năng tồn tại trong thị trường hơn. Nhà đầu tư nhỏ lẻkhông tồn tại được qua những cơn sốc thị trường, họ sẽ trở thành sinh vật tuyệt chủng trênthị trường. Khi thị trường mất dần nhà đầu tư nhỏ lẻ, tính đại chúng của nó liệu có được duytrì? Đơn giản chỉ cần nghĩ tới khi một công ty chỉ còn là một câu lạc bộ riêng biệt của cổ đônglớn, thì nó có còn được gọi là công ty niêm yết đại chúng nữa hay không?Có người sẽ bảo rằng, thế thì toàn bộ nhà đầu tư nhỏ lẻ nên đầu tư vào quỹ đầu tư cho antoàn. Ở Mỹ, thấy quỹ đầu tư nhiều thế đấy, nhưng nhiều người vẫn tham gia đầu tư chứngkhoán, thị trường cũng còn đại chúng đấy chứ! Nhưng nhìn lại, ngay cả Mỹ cũng có rất nhiềunhà đầu tư nhỏ lẻ đang hoạt động trên thị trường. Ở thị trường châu Á, con số này càng caogấp bội. Vấn đề nằm ở hai điểm: một là không phải mục tiêu đầu tư, cấu trúc danh mục và lợinhuận mang lại từ các quỹ đầu tư lúc nào cũng phù hợp nhu cầu tài chính của từng cá nhânđầu tư. Vấn đề thứ hai nằm ở chỗ, hình như tính đánh bạc trong kinh doanh chứng khoán tạiViệt Nam vẫn khá nặng. Nhiều người không thể hiểu hết cách vận hành của thị trường, cáchđọc một bảng báo cáo, phân tích chỉ tiêu tài chính, vẫn tham gia vào thị trường. Thử hỏi nhữngngười như vậy, liệu có đồng ý để tiền vào quỹ đầu tư? Cần hiểu rõ bản chất thị trường củachúng ta là một trong số các thị trường có tính thiếu thông tin dành cho nhà đầu tư nhỏ cao dochi phí đạt được thông tin còn cao (chi phí để cho họ có thông tin phù hợp bao gồm quan hệ cánhân, học tập đầy đủ kiến thức đầu tư, học hỏi kinh nghiệm…). Kết quả, họ tạm chấp nhậntrạng thái thiếu thông tin mà vẫn kinh doanh chứng khoán, dẫn đến độ nhiễu và tính chấpnhận rủi ro của các khoản đầu tư sẽ cao. Như thế, không bao giờ họ muốn mua chứng chỉ quỹđầu tư với những danh mục có tính rủi ro thấp hơn (vì quỹ đầu tư cần tồn tại lâu dài nên cóchiến lược giảm thiểu rủi ro riêng).Như vậy, nhìn thế nào, nhà đầu tư nhỏ lẻ của chúng ta cũng gặp nhiều rủi ro khi đầu tư (màphần không nhỏ là do tự họ chấp nhận), nhưng khi có sự cố dù là hệ thống như thị trườngsụt giảm, khủng hoảng, hay là sự cố kỹ thuật như lệnh không thực hiện được, có sai sóttrong thanh toán…, thì họ không được bảo vệ. Phải chăng, chính cấu trúc thị trường đang đặthọ trước nhiều rủi ro hơn và như vậy, sẽ là hủy diệt họ dần dần, đồng nghĩa với việc hủy diệttính đại chúng của thị trường?Thông tin phân tích trên TTCK - từ người ngẫm lại taNgười nước ngoài khác người Việt Nam chúng ta về vấn đề này chăng? Chúng ta có sự kiện03 thì họ có sự kiện tín dụng nhà đất. Chúng ta có hoảng loạn do báo cáo phân tích thì họcũng hoảng loạn do hàng loạt lệnh dừng lỗ tự động của đại gia lớn được thực hiện và nhữnglo lắng về đủ chuyện vốn là chuyện đâu đâu chỉ vài tháng trước. Chẳng hạn như khi có nhiềunhà phân tích kinh nghiệm đặt ra câu hỏi thị trường Mỹ đã đến lúc suy thoái? hoặc có ngườibảo thị trường tín dụng nhà đất Mỹ sẽ càng ngày càng tệ thì giờ nó tệ thật. Hồi tháng 6, nhiềunhà phân tích bảo nên rút danh mục về trạng thái bảo thủ để phòng ngừa thì mấy a ...

Tài liệu được xem nhiều: