Sự biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tếNghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 201530CHU VĂN TUẤN*SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TÔN GIÁOỞ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾTóm tắt: Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã dẫnđến những biến đổi trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam trên nhiềuphương diện khác nhau. Bài viết tập trung trình bày một số biếnđổi của tôn giáo ở Việt Nam trên ba phương diện cơ bản là niềmtin, thực hành và cộng đồng. Trên phương diện niềm tin tôn giáo,sự biến đổi thể hiện rõ nhất ở sự chuyển đạo, cải đạo (hay cũng cóthể gọi là sự chuyển đổi niềm tin tôn giáo); trên phương diện thựchành tôn giáo, sự biển đổi thể hiện trên các khía cạnh như tínhchất, quy mô, mức độ, v.v…; trên phương diện cộng đồng, có sựxuất hiện của những cộng đồng tôn giáo mới, thể hiện rõ nhất ởkhu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Sự biến đổi của tôngiáo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng đặt ra mộtsố vấn đề, trong đó có vấn đề giữ gìn, bảo tồn những giá trị củavăn hóa truyền thống Việt Nam nói chung, của tôn giáo nói riêng.Từ khóa: Biến đổi, hội nhập, quốc tế, tôn giáo, toàn cầu hóa.1. Dẫn nhậpHội nhập quốc tế là quá trình có tính tất yếu, khách quan, vừa là nhucầu nội tại của các quốc gia. Cùng với toàn cầu hóa, hội nhập quốc tếmang lại những thời cơ, cơ hội phát triển cho các quốc gia tham gia hộinhập quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng mang đếnnhững nguy cơ, thách thức. Chẳng hạn: nguy cơ bị xâm phạm đến độclập, chủ quyền, quyền chủ quyền trên nhiều phương diện khác nhau;nguy cơ phai mờ bản sắc văn hóa, xói mòn các giá trị truyền thống, v.v...Hội nhập quốc tế mang đến một hệ quả tất yếu là sự biến đổi trên nhiềumặt của đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi của niềm tin tôn giáo màbài viết mong muốn phác họa những nét cơ bản nhất.Ở Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế đã bắt đầu khoảng hơn haimươi năm trở lại đây. Cùng với quá trình đổi mới, xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã mang lại*TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Chu Văn Tuấn. Sự biến đổi của tôn giáo…31những đổi thay to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộicủa Việt Nam. Trên lĩnh vực tôn giáo, sự tác động của hội nhập quốc tếđã dẫn đến những biến đổi của các tôn giáo và đời sống tôn giáo ở ViệtNam, biểu hiện ít nhất qua sự biến đổi của niềm tin tôn giáo, thực hànhtôn giáo và cộng đồng tôn giáo. Trong bài viết này, chúng tôi không trìnhbày thế nào là biến đổi tôn giáo (trên các phương diện như khái niệm, bảnchất, nội dung, v.v…) mà chúng tôi chỉ tập trung trình bày những thayđổi, biến đổi của tôn giáo (qua ba biểu hiện nêu trên) do tác động củatoàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.2. Sự biến đổi của tôn giáoToàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thúc đẩy sự giao lưu giữa các nền vănhóa, các quốc gia, dân tộc với nhau. Trong bối cảnh đó, các tôn giáo, các hệphái của các tôn giáo, các hiện tượng tôn giáo mới ở bên ngoài có điều kiệndu nhập vào Việt Nam, tạo nên bức tranh đa dạng tôn giáo ở Việt Nam.Trong môi trường đa dạng tôn giáo, tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh giữa cáctôn giáo với nhau. Các tôn giáo một mặt phải cố gắng để củng cố niềm tintôn giáo đối với các tín đồ của mình, mặt khác cũng tích cực mở rộng niềmtin tôn giáo đối với những người chưa phải tín đồ. Chính vì vậy, đã tạo nênsự biến đổi của niềm tin tôn giáo. Sự biến đổi của niềm tin tôn giáo khôngchỉ diễn ra ở một hay một nhóm tôn giáo nào mà diễn ra ở tất cả các tôngiáo, từ tôn giáo truyền thống, đến các tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoạisinh1. Một trong những biểu hiện rõ nhất của sự biến đổi niềm tin tôn giáođó là sự chuyển đạo, cải đạo. Hiện tượng chuyển từ niềm tin đa thần sangniềm tin nhất thần, hay chuyển từ tôn giáo truyền thống sang Công giáo, TinLành là khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nhất là ở các khu vực như TâyBắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Cụ thể hơn, ở khu vực Tây Bắc, có hiệntượng khá phổ biến người Hmông, người Dao từ bỏ tôn giáo truyền thống đểtheo Tin Lành. Những dân tộc khác như Tày, Thái, Nùng, v.v… cũng cóngười theo Tin Lành nhưng số lượng không đáng kể. Ở khu vực TâyNguyên, nhiều tộc người thiểu số tại chỗ từ bỏ tôn giáo tuyền thống để theoTin Lành. Hiện nay, Tây Nguyên có khoảng 440.000 tín đồ Tin Lành, chiếmgần 50% tổng số tín đồ Tin Lành của cả nước. Đáng lưu ý, trong số này cókhoảng 90% là tín đồ các tộc người thiểu số và đa phần trong số này theoTin Lành từ giai đoạn đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế. Bên cạnh đó, thực tế đời sống tôn giáo cũng cho thấy có sự chuyểntừ Công giáo sang Tin Lành, Phật giáo hoặc ngược lại. Ở khu vực TâyNam Bộ, đã có sự chuyển đạo từ theo Phật giáo Nam tông Khmer sang32Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2015theo Tin Lành2. Cũng có hiện tượng chuyển từ tôn giáo truyền thống, từCông giáo, Tin Lành, Phật giáo chuyển sang theo các hiện tượng tôn giáomới như Tâm linh Hồ Chí Minh, Nhất Quán đạo, v.v…Về mặt tính chất, mức độ của niềm tin tôn giáo, chúng tôi chưa có mộtcứ liệu đầy đủ nào để đưa ra một kết luận rằng, niềm tin tôn giáo sâu sắchay kém sâu sắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc tăng nhanh sốlượng tín đồ, cơ sở thờ tự, sự trở lại của nhiều loại hình tôn giáo truyềnthống, sự tham gia đông đảo của các tín đồ trong các sinh hoạt tôn giáochưa nói lên được điều đó. Để đưa ra kết luận niềm tin tôn giáo có sâusắc hay không cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Nhưng theo chúng tôi,sự chuyển đạo, đổi đạo đang diễn ra khá phổ biến trong bối cảnh hộinhập quốc tế ở Việt Nam không làm biến mất một đặc điểm khá nổi bậttrong niềm tin tôn giáo của người Việt Nam, đó là tính đa dạng, hay cóhọc giả gọi là tính hỗn dung trong niềm tin tôn giáo của người Việt Nam.Điều đó khiến cho người Việt Nam cùng một lúc có thể tin vào nhiều vịthần khác nhau. Điều này đã được Đặng Nghiêm Vạn trình bày trong Vềtín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay. Tác giả đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu tôn giáo Sự biến đổi của tôn giáo Tôn giáo ở Việt Nam Tôn giáo trong bối cảnh hội nhập Bối cảnh tôn giáo Tôn giáo hội nhập kinh tếTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 371 0 0 -
8 trang 349 0 0
-
8 trang 316 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 1
110 trang 306 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tìm hiểu Non nước Việt Nam: Sắc hương Bắc bộ - Phần 1
241 trang 274 0 0 -
15 trang 252 0 0
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 240 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 237 0 0 -
9 trang 225 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0