Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0HNUE JOURNAL OF SCIENCEDOI: 10.18173/2354-1075.2019-0023Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 50-62This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnSỰ CHUẨN BỊ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG VIỆCPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGCHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0Nguyễn Thu HàViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bước tiến nhảy vọt về công nghệthông tin (ICT) đã làm thay đổi sứ mệnh và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới,đặc biệt là thay đổi vai trò của người giáo viên. Theo đó, để trở thành một người giáoviên trong thời đại 4.0, bên cạnh phẩm chất và năng lực cốt lõi như phẩm chất côngdân toàn cầu, sáng tạo và sáng nghiệp, tư duy phản biện, hợp tác, học tập suốt đời,giao tiếp thì cần phải có năng lực ICT. Năng lực ICT có vai trò quan trọng, giúp giáoviên có thể khai thác, kết nối và dạy học trong một môi trường thực tế ảo. Điều nàyđặt ra vấn đề với các trường sư phạm làm sao để đào tạo được năng lực ICT cho sinhviên khi ra trường họ có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trongthời đại 4.0. Bài báo sẽ bàn luận về nội dung này với ba trọng tâm chính đó là: tìm hiểu vềnăng lực ICT; phân tích kinh nghiệm điển hình của các nước trong khu vực châu Á và TháiBình Dương về xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tới phát triển năng lực ICT cho sinhviên sư phạm và đối chiếu kinh nghiệm của các nước trong khu vực để xem hiện nay cáctrường ĐHSP ở Việt Nam đã chuẩn bị đến đâu trong việc phát triển năng lực ICT cho sinhviên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.Từ khoá: Năng lực ICT, cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo giáo viên, sinh viên sư phạm.1. Mở đầuCách mạng công nghiệp 4.0 mà điển hình là sự bùng nổ của công nghệ thông tin (ICT)đã làm thay đổi sứ mệnh và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới, đặc biệt là thay đổivai trò của người giáo viên. Trong thời đại mới, vai trò giáo viên thay đổi từ địa vị củangười dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập, đồng thờicũng là người giải quyết được các vấn đề xúc cảm và xã hội tác động đến việc học của trò;sẵn sàng tạo ra sự thay đổi khi việc học tập đó ngừng trệ. Chính những thay đổi đó dẫnđến công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm cần được nhìn nhận lại và đưa ranhững bước đi phù hợp đáp ứng được công cuộc đổi mới này.Trong hai thập kỉ qua, các nghiên cứu [1] chỉ ra rằng, đào tạo giáo viên là một điểmNgày nhận bài: 19/2/2019. Ngày sửa bài: 12/3/2019. Ngày nhận đăng: 20/3/2019.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Hà. Địa chỉ e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com50Sự chuẩn bị của trường đại học sư phạm trong việc phát triển năng lực công nghệ thông tin…đầu vào quan trọng để đưa công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục và việc đào tạo năng lựcICT cho sinh viên sư phạm có tác động đáng kể đến việc dạy và học của ngày mai. Ở ViệtNam, hiện nay trong các cơ sở đào tạo giáo viên, việc phát triển năng lực nghề nói chungvà năng lực ICT cho sinh viên nói riêng ở mỗi cuộc cách mạng hay đổi mới về giáo dụccó những quan điểm và định hướng khác nhau. Nhưng tựu chung lại, trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp 4.0 sinh viên sư phạm ra trường để trở thành giáo viên bên cạnh phẩmchất và năng lực cốt lõi như phẩm chất công dân toàn cầu, sáng tạo và sáng nghiệp, tư duyphản biện, hợp tác, học tập suốt đời, giao tiếp thì cần phải có năng lực ICT. Năng lực ICTcó vai trò quan trọng giúp giáo viên có thể khai thác, kết nối và dạy học trong một môitrường thực tế ảo. Điều này đặt ra vấn đề với các trường sư phạm làm sao để đào tạo đượcnăng lực ICT cho sinh viên khi ra trường họ có thể làm tốt chức năng và nhiệm vụ củangười giáo viên trong thời đại 4.0. Bài báo sẽ bàn luận về nội dung này với ba trọng tâmchính đó là: tìm hiểu về năng lực ICT; phân tích kinh nghiệm điển hình của các nướctrong khu vực châu Á và Thái Bình Dương về xây dựng cơ sở đào tạo giáo viên hướng tớiphát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm; và đối chiếu kinh nghiệm của các nướctrong khu vực để xem hiện nay các trường ĐHSP ở Việt Nam đã chuẩn bị đến đâu trongviệc phát triển năng lực ICT cho sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến vai trò của người giáo viên* Cách mạng công nghiệp 4.0Bước nhảy vọt gần đây về số hoá cuộc sống và môi trường xung quanh cũng như môitrường làm việc của con người là một trong những động lực chính của sự thay đổi trongthế kỉ mới. Năm 2012, chính phủ Đức đã lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Công nghiệp 4.0”(Industry 4.0) để đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (the fourth IndustrialRevolution 4.0). Cách mạng công nghiệp 4.0 hay Cách mạng 4.0 hay Công nghiệp 4 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực ICT Cách mạng công nghiệp 4.0 Đào tạo giáo viên Sinh viên sư phạm Năng lực công nghệ thông tin của giáo viên Tầm nhìn xuyên suốt cho ICT trong đào tạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 437 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 321 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 293 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 225 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 224 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 202 0 0 -
12 trang 194 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 191 2 0 -
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 159 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
4 trang 154 0 0
-
Xu hướng logistics dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 144 0 0 -
9 trang 134 0 0
-
Tác động của chuyển đổi số đối với giáo dục nghề nghiệp hiện nay
5 trang 126 0 0 -
Một số xu hướng quản trị hiệu suất đối với nghề nhân sự thời hội nhập và cách mạng 4.0
11 trang 115 0 0 -
13 trang 101 0 0
-
8 trang 100 0 0
-
5 trang 99 0 0